Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp Điện Biên bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, hoạt động du lịch đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Loạt di tích lịch sử hấp dẫn, phải ghé thăm ở tỉnh Điện Biên

Bên cạnh Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử đặc sắc khác, thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá.

Bên dòng sông Mã

Sông Mã có tên chữ là Lỗi giang. Người Thái, người Lào gọi sông Mã là Nặm Mạ, dịch ra tiếng phổ thông là sông Ngựa. Tuy nhiên, về từ nguyên học thì Mã là âm chữ Hán để ghi tên thật của dòng sông là 'Mạ' với nghĩa là sông mẹ, sông cái để chỉ về một dòng sông lớn. Trên dòng sông có chiều dài 512km ấy, không chỉ vang lên khúc độc hành, mà theo dòng chảy đã hòa nhịp vào đời sống cộng đồng dân cư hai bên bờ.

Phát triển bền vững du lịch Điện Biên, giải pháp nào?

Là vùng đất cách mạng gắn với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', Điện Biên đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước phát triển du lịch bền vững.

Tháp Mường Luân: Điểm hẹn văn hóa - du lịch - lịch sử

Tháp Mường Luân ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là một công trình kiến trúc đặc biệt, với hình dáng cùng những nét hoa văn trang trí không giống bất cứ một cây tháp nào hiện đang có mặt Việt Nam. Đó là một nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu các tháp cổ tại Việt Nam.

Triển lãm 'Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972'

Trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại Hà Nội diễn ra từ ngày 15 - 17.12, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Bảo tàng Chiến thắng B-52 tổ chức triển lãm 'Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972' giới thiệu đến nhân dân, du khách Thủ đô về bề dày lịch sử của mảnh đất Điện Biên, tầm vóc, vai trò và ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

Giá trị các chùa – tháp cổ của người Thái, người Lào ở Tây Bắc

Cùng với các công trình kiến trúc Phật giáo ở vùng Tây Bắc như: Tháp Chiềng sơ, Tháp Mường Luân (tỉnh Điện Biên), Tháp Mường Bám (huyện Thuận Châu, Sơn La), Tháp Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), thì Chùa Chiền Viện, cũng là một di tích quý hiếm, một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi Tây bắc đã bị đổ nát trên 60 năm.