Tuyệt tích 5 năm, voọc bạc bất ngờ xuất hiện tại Kon Tum

Một đàn voọc bạc quý hiếm gồm hơn 8 con đã được phát hiện tại cánh rừng Ya Mô, huyện Sa Thầy, Kon Tum, sau 5 năm vắng bóng.

Ông Đào Xuân Thủy, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray, cho biết loài voọc bạc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt và mất nơi cư trú.

Ông Đào Xuân Thủy, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray, cho biết loài voọc bạc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt và mất nơi cư trú.

Sự xuất hiện của đàn voọc này có ý nghĩa lớn về mặt bảo tồn nguồn gen. Vườn quốc gia dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu để xác định số lượng và khu vực sinh sống của loài này.

Sự xuất hiện của đàn voọc này có ý nghĩa lớn về mặt bảo tồn nguồn gen. Vườn quốc gia dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu để xác định số lượng và khu vực sinh sống của loài này.

Voọc bạc phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và ở Việt Nam, chúng được ghi nhận tại Tây Nguyên, miền Trung, Đông Bắc, Trường Sơn và Nam Bộ.

Voọc bạc phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và ở Việt Nam, chúng được ghi nhận tại Tây Nguyên, miền Trung, Đông Bắc, Trường Sơn và Nam Bộ.

Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini caudalis) hay còn gọi đơn giản là voọc bạc hay voọc mào.

Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini caudalis) hay còn gọi đơn giản là voọc bạc hay voọc mào.

Thân hình voọc bạc thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Thân chúng còn chuyển từ màu xám tới màu đen với các chóp lông màu xám hay vàng nhẹ, tạo nên như ánh bạc làm cho bộ lông lấp lánh ánh bạc.

Thân hình voọc bạc thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Thân chúng còn chuyển từ màu xám tới màu đen với các chóp lông màu xám hay vàng nhẹ, tạo nên như ánh bạc làm cho bộ lông lấp lánh ánh bạc.

Con non mới sinh có màu da cam và chuyển thành màu xám khi 3-4 tháng tuổi.

Con non mới sinh có màu da cam và chuyển thành màu xám khi 3-4 tháng tuổi.

Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu.

Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu.

Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày.

Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày.

Thức ăn của voọc bạc chủ yếu là lá, chồi cây và quả, thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ.

Thức ăn của voọc bạc chủ yếu là lá, chồi cây và quả, thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ.

Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay chỉ hơn 10.

Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay chỉ hơn 10.

Nguyên nhân biến đổi là nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Chúng cũng là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.

Nguyên nhân biến đổi là nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Chúng cũng là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.

Do nguồn thức ăn là lá, quả càng ngày càng ít, không gian sống thu hẹp, loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Do nguồn thức ăn là lá, quả càng ngày càng ít, không gian sống thu hẹp, loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tuyet-tich-5-nam-vooc-bac-bat-ngo-xuat-hien-tai-kon-tum-1991580.html