Xứng đáng với truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ': Bài 1. Vang mãi khúc quân hành

Gần 80 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Sơn La đã phát huy truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ', cùng lực lượng vũ trang cả nước viết nên trang sử vàng truyền thống 'Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng'. Những chiến công, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang các thời kỳ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc là những 'khúc quân hành' vang mãi đến hôm nay và mai sau.

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Cựu chiến binh Điện Biên Phủ 91 tuổi vẫn làm thơ, sửa chữa đồ điện

Ở xã Hiến Sơn (Đô Lương) cụ Nguyễn Quang Cử (91 tuổi) không chỉ là cựu chiến binh chống Pháp cao tuổi, mẫu mực, mà còn là một giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, có nhiều cống hiến cho quê hương.

Phụ nữ Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Sơn La giữ vị trí quan trọng, là cửa ngõ tiến vào Tây Bắc, là huyết mạch giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Khu III, Khu IV với chiến trường. Với vị trí chiến lược quan trọng đó, Sơn La cùng cả nước huy động sức người, sức của phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng. Trong đó, phụ nữ Sơn La sẵn sàng tham gia chiến đấu, hy sinh, đóng góp không nhỏ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thực hiện một cuộc tổng động viên lớn lao và rộng khắp trong toàn miền Bắc để tập trung cho một chiến trường không thể không lúng túng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần tận tụy phục vụ của cán bộ các khu, các tỉnh điều động đi chiến dịch, nhờ tác phong đi sâu, đi sát của các cán bộ trong Hội đồng cung cấp, nhờ tinh thần hăng hái của dân công và nhất là của thanh niên xung phong ở những khâu yếu nên tất cả những khó khăn đều được khắc phục và hoàn thành một cách vẻ vang.

Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Sơn La giữ vị trí và vai trò quan trọng, là địa bàn trọng yếu trên tuyến đường vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch, nhiều địa điểm trở thành những 'tọa độ lửa' trong trận chiến lịch sử. Những di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã trở thành nơi tưởng niệm và nhắc nhớ về công ơn của thế hệ cha anh, sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Nhớ những năm tháng hào hùng

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

Công tác bảo đảm hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi. Đây là chiến thắng to lớn nhất, vĩ đại nhất của của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954.

Quân và dân Yên Châu góp sức cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua nhân dân các dân tộc Yên Châu luôn tự hào về những đóng góp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ II: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước

Chiến tranh đã lùi xa, Bản anh hùng ca, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn 'Qua miền Tây Bắc', là địa chỉ đỏ trong những trang sử vàng của dân tộc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Sơn La với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Ngày 25/4, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học 'Sơn La với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và một số vấn đề phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh', nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Nhân dân Phù Yên trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, nhân dân huyện Phù Yên đã cùng nhân dân trong tỉnh cống hiến sức người, sức của, với phương châm 'Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng', góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Ký ức không thể quên

70 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của những người từng góp sức làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' như Thiếu tướng Lò Văn Nhài, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Quân khu II, không thể quên năm tháng gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang đó. Khi về nghỉ chế độ hưu trí tại quê hương Phù Yên, nhân dân yêu quý, trân trọng gọi ông là Tướng Nhài.

Chuyện về những người 'bắt mạch' hồ thủy điện Hòa Bình

Nằm trên một hòn đảo nhỏ, Trạm Môi trường Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn có nhiệm vụ đo đạc yếu tố mực nước, nhiệt độ nước, lượng mưa và quan trắc môi trường nước hồ Hòa Bình. Công việc của những người 'bắt mạch' cho hồ thủy điện Hòa Bình phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn, điều tiết hồ chứa và phòng chống thiên tai đã để lại cho chúng tôi thật nhiều ấn tượng.

Tạ Khoa - Bến thuyền giao thương với các xã vùng lòng hồ

Bến phà Tạ Khoa năm xưa nối liền hai bờ sông Đà bằng những chuyến phà, được xem là điểm xung yếu trên tuyến đường từ Yên Bái lên tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đây là tuyến đường trọng yếu vận chuyển lương thực, vũ khí của quân và dân ta chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 2003, bến phà được thay thế bằng cây cầu bê tông nối đôi bờ sông Đà phục vụ việc đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện vùng cao Bắc Yên.