Báo Đồng Nai tập huấn về tăng tính hấp dẫn cho tin, bài báo điện tử

'Trong khi 'đường biên' giữa báo chí trung ương và địa phương không còn lớn như trước thì việc đổi mới tư duy của người làm báo, thay đổi cách thức làm báo, đặc biệt báo điện tử là yêu cầu tất yếu của các cơ quan báo chí. Điều này giúp Báo Đồng Nai vươn xa, vượt ra khỏi giới hạn bạn đọc là hơn 3,2 triệu dân trong tỉnh'.

Sự khác nhau giữa 'Chơi dao' và 'Đi đêm'

Nếu 'Chơi dao có ngày đứt tay' ý nói mạo hiểm, xem thường hiểm họa thì sẽ có ngày chuốc lấy tai vạ cho chính mình, thì 'Đi đêm lắm có ngày gặp ma', đơn giản chỉ có nghĩa: thường xuyên làm những việc mờ ám, lén lút (có khi không có gì xấu mà chỉ là không/chưa muốn cho người khác biết) thì cũng có lúc sẽ bị phát hiện.

'Mặt chuột' HAY 'Mạch chuột'?

Tục ngữ Việt Nam có câu Cháy nhà ra mặt chuột (dị bản Cháy nhà mới ra mặt chuột).

Ấn tượng gian trưng bày của Báo Công Thương tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều đồng nghiệp, độc giả bày tỏ sự ấn tượng với gian trưng bày của Báo Công Thương tại Hội Báo toàn quốc 2024 được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh.

Nên hiểu câu tục ngữ 'Người roi, voi búa' thế nào cho đúng?

Tục ngữ Việt Nam có câu 'Người roi, voi búa'. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào) giải thích: 'Quản voi thì dùng búa, dạy người thì dùng roi vọt (quan niệm giáo dục xưa)'. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giải thích: '(Quản tượng dùng búa đánh vào đầu voi). Đây là một chủ trương sai về giáo dục cho rằng dạy bảo phải dùng bạo lực'.

Gian hàng Báo Đầu tư đón nhiều bạn đọc trong và ngoài nước đến tham quan

Nhiều lượt bạn đọc trong và ngoài nước đến tham quan và tìm đọc các ấn phẩm của Báo Đầu tư/Vietnam Investment Review tại Hội Báo toàn quốc năm 2024 vào ngày 15/3.

Mưa không qua ngọ, gió chẳng qua mùi

Tục ngữ Việt có câu Mưa không qua ngọ, gió chẳng đến mùi. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS.NL) đưa ra dị bản 'mưa không qua ngọ, gió không qua mùi' và giải thích: 'Đây là kinh nghiệm của Nhân dân trong các trận bão, nhưng không hoàn toàn đúng', đồng thời chú giải 'Giờ ngọ và giờ mùi là vào buổi trưa'.

Nghĩa đen của câu ngạn ngữ 'Trốn việc quan đi ở chùa'

Về nghĩa bóng câu Trốn việc quan đi ở chùa, hầu như các nhà biên soạn từ điển đều cơ bản hiểu đúng, nhưng lại khá lúng túng, nhầm lẫn khi giải thích nghĩa đen:

Vì sao lại có câu 'Ai nuôi chó một nhà, ai nuôi gà một sân'?

Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) đưa ra 2 dị bản đồng nghĩa. Mục 'Ai nuôi chó một nhà; ai nuôi gà một sân' chú dẫn xem 'Chẳng ai nuôi chó một nhà, chẳng ai nuôi gà một sân' và giải thích: 'Chưa từng thấy ai chỉ nuôi toàn chó trong nhà; chưa từng thấy ai chỉ nuôi toàn gà trong sân (vì vừa chẳng vui nhà, vừa dễ bị rủi ro một khi gặp dịch bệnh)'.

'Danh chính ngôn thuận'

Đó là cụm từ viết hoặc nói tắt của câu thành ngữ tiếng Việt 'danh có chính, ngôn mới thuận'. Trong cuốn từ điển 'Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam' do nhóm tác giả Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa phát hành quý 1/2000, đã định nghĩa về câu thành ngữ này như sau: Được thừa nhận có đủ tư cách đứng ra giải quyết công việc hoặc nhận một trọng trách nào đấy. Tuy nhiên, suy rộng ra thì câu thành ngữ này còn có cách hiểu nôm na rằng: Một người bất kể là ai nhưng khi có được danh hiệu do một tổ chức chính thống nào đó thừa nhận thì tiếng nói mới dễ được người ta tôn trọng, tin và nghe theo. Nếu trái với thông lệ này có thể sẽ bị người đời xem thường và cho là 'không đủ tư cách phát ngôn'. Và một đám ô hợp lưu vong trong tổ chức khủng bố Việt Tân là những kẻ như vậy.

Nghĩa đen thành ngữ 'Sợ như bò thấy nhà táng'

Đây là một trong những thành ngữ mà các nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển khá thống nhất trong cách giải thích nghĩa đen.

Nên hiểu câu tục ngữ 'Sượng mẹ, bở con' thế nào cho đúng?

Câu tục ngữ Sượng mẹ, bở con được nhiều cuốn từ điển thu thập và đưa ra nhiều cách giảng rất khác nhau:

'Cật' trong 'Bụng đói cật rét' nghĩa là gì?

Bụng đói thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng cật trong cật rét là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của cật trong các bản trái nghĩa No cơm, ấm cật, Ấm cật, no lòng. Sau đây, xin giới thiệu và tạm chia thành ba cách hiểu về cật:

'Ấn' trong 'Giữ như ông thầy giữ ấn' nghĩa là gì ?

Thành ngữ Việt Nam có câu Giữ như ông thầy giữ ấn . Một số cuốn từ điển thành ngữ và tục ngữ giải thích như sau:

'Người Việt nói tiếng Việt'- Cẩm nang mở rộng của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ vừa cho ra mắt cuốn sách 'Người Việt nói tiếng Việt' với mong muốn mang đến cho độc giả một cách tiếp cận mới với những vấn đề còn đang vướng mắc, cung cấp ngữ liệu cho nhiều thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót, trao đổi về những lời giải nghĩa chưa chuẩn và lưu ý vài sai sót kỹ thuật khá nghiêm trọng trong từ điển…

Khoa Du lịch và Việt Nam học – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành kỉ niệm 10 năm thành lập

Ngày 26-3-2023, Khoa Du lịch và Việt Nam học – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chính thức kỉ niệm 10 năm thành lập (26-3-2013 – 26-3-2023).