Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là 'Một ví dụ xoàng', 'Mình và họ', 'Người đi vắng', 'Vào cõi', 'Ngồi', 'Những đứa trẻ chết già'...

Gương mặt thơ: Bích Ngân

Chị tên đầy đủ là Trịnh Bích Ngân. Lâu nay, chị xuất hiện với tư cách nhà văn với khoảng 20 đầu sách toàn văn xuôi.

Gương mặt thơ: Phạm Nguyễn Toan

Đang có một thế hệ các nhà báo trẻ, năng động, là tổng biên tập các tờ báo của một số hội đoàn, hiệp hội tự chủ kinh phí, làm báo giỏi mà lại cũng thơ hay.

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.

Cảm ơn Việt Nam, cảm ơn đường sắt

Trong bài viết 'Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo' nhà báo Văn Công Hùng cho biết 'Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị', một bài báo được rất nhiều người quan tâm bởi 'sự cố hầm Bãi Gió' đang được báo chí, mạng xã hội đề cập nhiều.

Thơ Văn Công Hùng: Không đề mùa cúc

Mùa cúc, mùa thu, mùa lưu luyến, mùa mơ hồ... Nhà thơ Văn Công Hùng lẩy ra những trạng huống, hình ảnh để hiện ra một mùa cúc vấn vương, một mùa cúc vừa như thực vừa mơ, ám ảnh và bâng khuâng.

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi 'Cánh đồng bất tận' xuất hiện.

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng 'cánh Trung' vì sốt rét.

Nhà văn ngưỡng mộ nhà văn

Tôi vẫn nhớ hơn 30 năm trước, in truyện ngắn đầu tay 'Nỗi đau dòng họ', khi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội lĩnh nhuận bút và báo biếu xong, hít thở sâu mấy lần lấy can đảm để bước lên tầng hai đến phòng nhà văn Nguyễn Khắc Trường, mà tôi vẫn cứ do dự, ngần ngừ, dù trong tay đã thủ sẵn lá thư của ông gửi qua bưu điện nhận xét tác phẩm, động viên tôi tiếp tục sáng tác.

Gương mặt thơ: Hoàng Thụy Anh

Chị là người Quảng Bình, thạc sĩ lý luận văn học và là một cây bút trẻ tài hoa, đang nổi trên văn đàn cả nước.

Nhà văn và bạn đọc, bạn đọc với nhà văn

Sinh thời, nhà văn Nguyễn Hiến Lê từng viết: 'Nhà văn có thể không cần tiền, cũng không cần vàng, nhưng nhất định là phải cần độc giả. Tất nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm gì?'. Vâng! Nhà văn viết ra để làm gì, nếu không có người đọc mình?

Gương mặt thơ: Tùng Bách

Họ Lê, quê Hà Tĩnh, hiện ông đang sống ở TP. Vinh. Tôi quen và đọc ông từ hồi ông 'lánh' một cú nạn văn chương, vào Vũng Tàu làm cặp bài trùng với nhà thơ Lê Huy Mậu.

Xanh lên trong nắng lửa gió Lào

Phạm Thùy Vinh chọn mở đầu tập tản văn 'Vinh phố của tôi' bằng bài thơ mang tên 'Vinh', chỉ một chữ nhưng nói lên tất cả: 'Vinh của ta, Vinh của giấc mơ dài/ Ta có phố từ những ngày thật nhất/ Của ngọn gió Lào thổi bao nhiêu chát mặn/ Của chợ Vinh những ngã giá sớm chiều/ Chỉ có tóc em vẫn mềm, da em ngần trắng/ Kệ cuộc đời bao vết dấu hư hao'.

Gương mặt thơ: Phan Thị Thanh Nhàn

Khi tôi còn học phổ thông, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã nổi tiếng với tập 'Xóm đê ngày ấy' mà học sinh từng phải học và phân tích.

Cà phê bonsai: Tại sao không?

Cây cà phê được người phương Tây di thực vào Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1975, diện tích cà phê cả nước trên 13.000 ha, sản lượng quả khoảng 6.000 tấn, chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên.

Gương mặt thơ: Đinh Ngọc Diệp

Sinh ra, lớn lên và gắn bó với xứ Thanh hơn 60 năm qua, Đinh Ngọc Diệp trở thành một thi nhân tiêu biểu của mảnh đất có nhiều nhà thơ nổi tiếng này.

Gương mặt thơ: Lê Huy Mậu

Ông nguyên là sĩ quan đồ bản rồi làm ở Hải quan, rồi về làm cán bộ tuyên huấn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trước khi về nhậm chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, nhưng gốc lại là cử nhân triết học.