Xe tải Mỹ là cứu cánh cho Hồng quân Liên Xô thời thế chiến 2

Những người lính Liên Xô lại tỏ ra yêu thích chiếc xe đến từ Mỹ hơn những chiếc xe được sản xuất trong nước bởi những tính năng tiện lợi của nó.

Trong Thế chiến thứ hai, Mỹ và Anh đã cung cấp cho Liên Xô đủ loại thiết bị thông qua chương trình viện trợ Lend-Lease, trong đó những chiếc xe tải của Mỹ - đặc biệt là loại Studebaker được đánh giá rất cao và được mong đợi nhất.

Trong Thế chiến thứ hai, Mỹ và Anh đã cung cấp cho Liên Xô đủ loại thiết bị thông qua chương trình viện trợ Lend-Lease, trong đó những chiếc xe tải của Mỹ - đặc biệt là loại Studebaker được đánh giá rất cao và được mong đợi nhất.

Nhiều người lính lái xe Liên Xô từng chia sẻ rằng xe Studebaker xứng đáng có một tượng đài giống như những chiếc xe tăng T-34 nổi tiếng ở khắp mọi nơi. Chiếc xe được ví như “con cưng” của những người lái xe quân sự Liên Xô, xe Studebaker-US6 thực sự là cứu tinh của Hồng quân.

Nhiều người lính lái xe Liên Xô từng chia sẻ rằng xe Studebaker xứng đáng có một tượng đài giống như những chiếc xe tăng T-34 nổi tiếng ở khắp mọi nơi. Chiếc xe được ví như “con cưng” của những người lái xe quân sự Liên Xô, xe Studebaker-US6 thực sự là cứu tinh của Hồng quân.

Liên Xô đã trải qua tình trạng thiếu phương tiện kinh niên trong suốt Thế chiến thứ hai. Và những chiếc Studebaker trở thành phương tiện được xuất khẩu nhiều nhất sang Liên Xô theo chương trình “Cho mượn - Cho thuê” (Lend-Lease), đã có tới 200.000 chiếc xe được chuyển đến nước này trong cuộc xung đột.

Liên Xô đã trải qua tình trạng thiếu phương tiện kinh niên trong suốt Thế chiến thứ hai. Và những chiếc Studebaker trở thành phương tiện được xuất khẩu nhiều nhất sang Liên Xô theo chương trình “Cho mượn - Cho thuê” (Lend-Lease), đã có tới 200.000 chiếc xe được chuyển đến nước này trong cuộc xung đột.

"Studery" (theo cách gọi của những người lính Liên Xô) được chế tạo với tải trọng 2,5 tấn, nhưng không có gì lạ khi chúng có thể chở tới 4 tấn. Trên đường cao tốc, chiếc xe tải với hệ dẫn động 6 bánh mạnh mẽ có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h và bình xăng 150 lít đủ cho 400 km.

"Studery" (theo cách gọi của những người lính Liên Xô) được chế tạo với tải trọng 2,5 tấn, nhưng không có gì lạ khi chúng có thể chở tới 4 tấn. Trên đường cao tốc, chiếc xe tải với hệ dẫn động 6 bánh mạnh mẽ có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h và bình xăng 150 lít đủ cho 400 km.

Trong khi đó các loại phương tiện vận tải chính của Hồng quânLiên Xô được chế tạo trong nước cũng rất nhiều như ZIS-5 và GAZ-AA, tuy nhiên nhiều người cho rằng chúng không thể cạnh tranh với Studebaker.

Trong khi đó các loại phương tiện vận tải chính của Hồng quânLiên Xô được chế tạo trong nước cũng rất nhiều như ZIS-5 và GAZ-AA, tuy nhiên nhiều người cho rằng chúng không thể cạnh tranh với Studebaker.

Những chiếc Studebaker được đánh giá tốt hơn, Trung úy Pavel Gurevich thuộc Tiểu đoàn súng cối cận vệ độc lập số 6 nhớ lại: “ZIS dẫn động 2 bánh và bị chết máy nếu đường xấu. Nhưng Studebaker là một chiếc xe địa hình, dẫn động cả bánh trước và bánh sau. Thêm vào đó, nó cơ động hơn, ngay cả ở vùng đầm lầy Karelia”.

Những chiếc Studebaker được đánh giá tốt hơn, Trung úy Pavel Gurevich thuộc Tiểu đoàn súng cối cận vệ độc lập số 6 nhớ lại: “ZIS dẫn động 2 bánh và bị chết máy nếu đường xấu. Nhưng Studebaker là một chiếc xe địa hình, dẫn động cả bánh trước và bánh sau. Thêm vào đó, nó cơ động hơn, ngay cả ở vùng đầm lầy Karelia”.

Người lính thông tin Semyon Brevdo nhớ lại: “Có rất nhiều xe tải, nhưng chúng bị mắc kẹt trên đường và phải được kéo ra khỏi bùn theo đúng nghĩa đen. Và xe tải Studebaker của Mỹ chính là những phương tiện cứu nạn tuyệt vời”.

Người lính thông tin Semyon Brevdo nhớ lại: “Có rất nhiều xe tải, nhưng chúng bị mắc kẹt trên đường và phải được kéo ra khỏi bùn theo đúng nghĩa đen. Và xe tải Studebaker của Mỹ chính là những phương tiện cứu nạn tuyệt vời”.

Những chiếc Studebaker có tời cáp thép phía trên giảm chấn trước... nên có thể tự kéo ra khỏi chỗ lún miễn là có thứ gì đó để gắn đầu cáp vào và nó cũng có thể kéo các xe tải khác. Có một hoặc hai chiếc Studebaker trong đoàn xe là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Những chiếc Studebaker có tời cáp thép phía trên giảm chấn trước... nên có thể tự kéo ra khỏi chỗ lún miễn là có thứ gì đó để gắn đầu cáp vào và nó cũng có thể kéo các xe tải khác. Có một hoặc hai chiếc Studebaker trong đoàn xe là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Studebaker được sử dụng để kéo pháo cỡ nòng lên tới 150mm, vận chuyển người và hàng hóa. Ngoài ra, người ta có thể lắp trên xe Studebaker một phiên bản của bệ phóng tên lửa loại Katyusha, BM-31-12 (biệt danh "Andryusha").

Studebaker được sử dụng để kéo pháo cỡ nòng lên tới 150mm, vận chuyển người và hàng hóa. Ngoài ra, người ta có thể lắp trên xe Studebaker một phiên bản của bệ phóng tên lửa loại Katyusha, BM-31-12 (biệt danh "Andryusha").

Xe tải Mỹ đóng vai trò là xe chở nhiên liệu và là bệ để lắp đặt trạm sửa chữa cũng như đài vô tuyến sóng ngắn để liên lạc giữa Bộ Tổng tham mưu và tiền tuyến. Một trong những thiếu sót của Studebaker so với ZIS và GAZ của Liên Xô là nó yêu cầu dầu và nhiên liệu chất lượng tốt hơn.

Xe tải Mỹ đóng vai trò là xe chở nhiên liệu và là bệ để lắp đặt trạm sửa chữa cũng như đài vô tuyến sóng ngắn để liên lạc giữa Bộ Tổng tham mưu và tiền tuyến. Một trong những thiếu sót của Studebaker so với ZIS và GAZ của Liên Xô là nó yêu cầu dầu và nhiên liệu chất lượng tốt hơn.

Khoang lái hoàn toàn bằng kim loại được coi là hình mẫu của sự rộng rãi và tiện dụng. Không giống như những chiếc xe tải của Liên Xô, Studebaker có băng ghế gấp ra ngoài dọc theo hai bên. Trần xe phủ bạt dày giúp giữ ấm cho những người lính trong quá trình di chuyển và để họ dễ ngủ.

Khoang lái hoàn toàn bằng kim loại được coi là hình mẫu của sự rộng rãi và tiện dụng. Không giống như những chiếc xe tải của Liên Xô, Studebaker có băng ghế gấp ra ngoài dọc theo hai bên. Trần xe phủ bạt dày giúp giữ ấm cho những người lính trong quá trình di chuyển và để họ dễ ngủ.

Liên Xô thực sự đánh giá cao những người chế tạo ra chiếc xe tải “thần kỳ” này. Vào ngày 5/11/1945, Trung tướng Leonid Rudenko, người đứng đầu Ủy ban Mua sắm của Chính phủ Liên Xô tại Mỹ, đã tặng Tập đoàn Studebaker một album ảnh có tựa đề "The Studebaker trên Mặt trận Xô-Đức" với những hình ảnh cho thấy chiếc xe tải đã phục vụ Liên Xô như thế nào.

Liên Xô thực sự đánh giá cao những người chế tạo ra chiếc xe tải “thần kỳ” này. Vào ngày 5/11/1945, Trung tướng Leonid Rudenko, người đứng đầu Ủy ban Mua sắm của Chính phủ Liên Xô tại Mỹ, đã tặng Tập đoàn Studebaker một album ảnh có tựa đề "The Studebaker trên Mặt trận Xô-Đức" với những hình ảnh cho thấy chiếc xe tải đã phục vụ Liên Xô như thế nào.

Ngày nay, album ảnh đó được lưu giữ trong kho lưu trữ của Bảo tàng Quốc gia Studebaker ở South Bend, Indiana, Mỹ. Sau chiến tranh, hầu hết các xe tải đã được trả lại cho Mỹ. Tuy nhiên, một số vẫn còn ở Liên Xô và tiếp tục được sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp và cho quân đội Liên Xô, cho đến giữa những năm 1960.

Ngày nay, album ảnh đó được lưu giữ trong kho lưu trữ của Bảo tàng Quốc gia Studebaker ở South Bend, Indiana, Mỹ. Sau chiến tranh, hầu hết các xe tải đã được trả lại cho Mỹ. Tuy nhiên, một số vẫn còn ở Liên Xô và tiếp tục được sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp và cho quân đội Liên Xô, cho đến giữa những năm 1960.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tai-my-la-cuu-canh-cho-hong-quan-lien-xo-thoi-the-chien-2-1813526.html