Vị vua Chămpa với pho tượng độc lạ

Kế tục tổ tiên từ nhiều thế kỷ trước về văn hóa, tín ngưỡng khi một vị vua qua đời dù bất cứ lý do gì thì vương triều Chămpa có trách nhiệm tạc tượng quân vương để ghi nhận công lao của vị vua đó cho đời sau.

Mối quan hệ Trấn Thuận Thành và chính quyền Đàng Trong (1692-1832)

Mối quan hệ trấn Thuận Thành và chính quyền Đàng Trong năm 1692 rất quan trọng đối với lịch sử Champa, những sự kiện xảy ra đều dẫn đến kết quả năm 1693, Champa không còn là một đất nước độc lập mà đổi thành trấn Thuận Thành thuộc Đàng Trong.

Báu vật của văn hóa Chăm - tượng Phật Avalokitesvara

Trong hàng trăm di vật, cổ vật phát hiện ở Bình Thuậncủa các vương triều khác nhau trong lịch sử vương quốc Chămpa đã làm nên những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, điêu khắc riêng có thì tượng Phật Avalokitesvara phát hiện ở xã Hòa Thắng 22 năm trước được giới nghiên cứu coi như báu vật của văn hóa Chăm.

Đâu rồi những pho tượng cổ ở đền Pô Klong Khul

Dù đã không còn tồn tại từ lâu, nhưng từ thế kỷ XVII vương quốc cổ Chămpa đã để lại ở xứ Panduranga về phía Nam nhiều di sản văn hóa đặc sắc, với cả một hệ thống đền thờ và giá trị nhất là di sản tượng cổ. Những sưu tập tượng cổ ở đây đã kế tục nền nghệ thuật từ các thế kỷ trước phù hợp với tính chất và phong cách tôn giáo thời kỳ này. Tượng cổ ở đền Pô Klong Khul thể hiện được sự tiếp nối trình độ và nghệ thuật điêu khắc đó.

Âm vang xứ sở Chăm

Trong tiếng kèn Saranai, trống Baranâng, trống Ginăng hòa quyện tạo nên âm thanh lúc mạnh mẽ, khi trầm lắng, các bài hát, bài thơ, đồng dao, những điệu múa gắn với nghi lễ của dân tộc Chăm đã được giới thiệu tới đông đảo khán giả. Mượn âm nhạc để kết nối, lan tỏa, những bạn trẻ người Chăm đã tự hào quảng bá văn hóa của mình.

Huyền bí công trình tháp Pô Klông Garai tại Ninh Thuận

Công trình cụm tháp Pô Klông Garai tỉnh Ninh Thuận được xây dựng từ thế kỷ XIII, tại khu vực Đồi Trầu, để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là Pô Klông Garai (1151 - 1205). Hiện nay, cụm tháp thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, cụm tháp còn nguyên về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.