Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị 'mù màu' trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị 'mù màu' trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Thầy cô sính ngoại - nguy hại khôn lường

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giúp những người làm công tác giáo dục ngày càng có nhiều điều kiện, cơ hội đi nước ngoài giao lưu, học tập, nghiên cứu để tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại, làm giàu thêm kho tri thức của bản thân, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.

QUỐC HỘI KHÓA XV VỚI NHIỆM VỤ PHẤT CAO NGỌN CỜ CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA - BÀI 2: CẦN NGUỒN LỰC XỨNG TẦM

Không chỉ dừng lại ở nêu vấn đề tại Hội thảo Văn hóa, Quốc hội thông qua hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất là Kỳ họp, Quốc hội tiếp tục làm 'nóng', 'sâu hơn' các vấn đề về tồn tại cũng như điểm nghẽn đối với lĩnh vực văn hóa. Từng phát biểu của ĐBQH tại hội trường hay trong các phiên chất vấn là 'chắt chiu' từ những ý kiến của cử tri, từ khảo sát thực tiễn… Qua đó, không chỉ là nêu vấn đề mà 'sức nóng' ở đây là đòi hỏi phải kịp thời có giải pháp quyết liệt, rõ ràng, cụ thể từ Chính phủ và các cơ quan có liên quan đối với các vấn đề còn tồn tại nói chung và vấn đề văn hóa nói riêng.

Cần chung tay trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 21/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức gặp mặt các câu lạc bộ, các nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể với mong muốn tri ân tổ chức, cá nhân đang ngày đêm cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Quảng Bình.

Đề án phá sản hay giọng điệu phá bĩnh

Phá bĩnh là hành động cố tình gây rối làm hỏng công việc của người khác nhằm đạt được mục đích có lợi cho mình. Chu Mộng Long (thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân) vẫn thường xuyên có những chiêu trò phá bĩnh như vậy. Các nội dung, chủ đề phá bĩnh của Chu Mộng Long rất đa dạng, phong phú, từ vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền đến đất đai, y tế… Thời gian vừa qua, khi các trường đồng loạt khai giảng năm học mới thì vấn đề GD&ĐT lại được Chu Mộng Long đưa ra phân tích, mổ xẻ với mục đích phá bĩnh.

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIẢI PHÁP TRỌNG YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã nghe và thảo luận tại tổ về các báo cáo kinh tế- xã hội của Chính phủ. Trong đó, lĩnh vực văn hóa được xem là đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Hướng tới phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về các báo cáo này, Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết 'Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa - Giải pháp trọng yếu cho phát triển bền vững đất nước' của PGS. TS Bùi Hoài Sơn- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Quan tâm thực sự đến đổi mới lĩnh vực văn hóa

Sau khi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trình Chính phủ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa đã gây ra khá nhiều tranh luận. Ở khía cạnh tích cực, chúng ta có thể thấy sự quan tâm rất lớn của xã hội đối với văn hóa, mong muốn chấn hưng văn hóa đất nước. Đó là ý kiến của PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Chấn hưng văn hóa, khoan hãy nói về tiền

Cần tạo ra một môi trường thuận lợi, lành mạnh cho sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam với không gian tự do sáng tạo, tự do tranh luận,...

Nhận diện nguy cơ xâm lăng văn hóa hiện nay

Vừa qua, một nhóm nhạc nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của rất đông các bạn trẻ. Cùng với đó, những phát ngôn của một hoa hậu trong những ngày gần đây, đang gây nên những phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Tình trạng đó đang gióng lên một hồi chuông báo động về sự lệch chuẩn văn hóa trong một bộ phận thanh niên, tuổi trẻ hiện nay. Nếu điều đó không được định hướng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rất có thể sẽ làm cho cuộc xâm lăng văn hóa diễn ra nhanh hơn, rộng hơn và thẩm thấu sâu hơn vào đời sống xã hội. Điều đó cũng đặt ra thách thức cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hóa dân tộc hiện nay. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển về vấn đề này.

Đen - hồng và cuộc tranh luận nảy lửa

Sau hai đêm diễn, nhóm nhạc nước ngoài rút đi, để lại ồn ào tranh luận từ bàn trà đến hè phố. Người ủng hộ có, nhưng phần đông thì cho rằng việc thần tượng thái quá ban nhạc đó là chưa phù hợp. Tại nhà anh Hùng cũng có cuộc tranh luận nảy lửa giữa hai vợ chồng sau làn sóng 'đen-hồng' (Blackpink):

Xét tuyển đại học bằng IELTS: 'Tấm vé thông hành' còn nhiều bất cập

Vừa qua, một trường đại học thống kê, năm 2023, 11.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Việc các trường chuộng IELTS và thí sinh đổ xô săn chứng chỉ khiến nhiều người băn khoăn xét tuyển như vậy dễ dãi hay hợp thời đại?

Cảnh giác trước hoạt động lợi dụng lĩnh vực giáo dục và đào tạo để chống Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch

Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến tiến trình phát triển lâu dài của đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định. Nội dung, chương trình nặng lý thuyết, nhẹ về thực hành, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao. Vẫn còn các vụ bê bối trong thi cử, trong quan hệ của giáo viên, bạo lực học đường... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

30 tác phẩm đoạt giải cuộc thi 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới' lần thứ hai, năm 2022-2023 đã thu hút trên 640 tác phẩm dự thi, trong đó có 30 tác phẩm đoạt giải. Đặc biệt, Ban tổ chức còn quyết định trao 1 tặng thưởng tác phẩm xuất sắc của người nước ngoài. Chủ nhân của tặng thưởng này là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam.