Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước.

Bình Lục đẩy mạnh phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Bình Lục phấn đấu: giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18,2%/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 10%/năm; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2025 đạt 79 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2025 giảm 50% so với năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, những năm qua, huyện Bình Lục phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Nhạc sĩ Xuân Trí và những ca khúc sâu nặng tình cảm quê hương Hà Nam

Xuân Trí là một trong số ít những tác giả có tác phẩm âm nhạc viết về quê hương Hà Nam được giới chuyên nghiệp đánh giá cao, được đông đảo thính giả yêu âm nhạc trong và ngoài tỉnh hào hứng đón nhận, yêu thích. Cùng với tài năng, sự tinh tế, khéo léo trong khai thác vốn quý kho tàng dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ điều quan trọng nhất giúp Xuân Trí đạt được thành công trong những sáng tác âm nhạc viết về Hà Nam đó là tình cảm tha thiết lắng sâu mà nhạc sĩ luôn dành cho miền quê hương Sông Châu - Núi Đọi.

Lý Nhân khai thác hiệu quả vùng đất bãi ven sông

Nằm ven 2 con sông (sông Hồng và sông Châu), huyện Lý Nhân có đến gần 2.000 ha đất bãi phù sa màu mỡ. Những năm qua, sản xuất dọc vùng đất bãi ven sông của huyện có sự thay đổi đáng kể. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao trên vùng đất bãi được đẩy mạnh. Khai thác vùng đất bãi trở thành hướng phát triển chủ yếu của những địa phương ven sông, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Phủ Lý đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 24/6/2022, thành phố phấn đấu đến năm 2030, đạt tiêu chí đô thị loại I và là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Để sớm hoàn thành mục tiêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thành phố tập trung xây dựng các dự án giao thông trọng điểm kết nối các phân khu chức năng, tạo động lực phát triển không gian đô thị, hướng tới đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, thúc đẩy kinh tế trong vùng tăng trưởng.

Sông Long Xuyên - Lịch sử, văn hóa, phong thủy

Sông Long Xuyên là chi lưu của sông Hồng, xa xưa gọi là Hoàng giang, chảy trên địa bàn huyện Lý Nhân. Cửa nhận nước của sông Long Xuyên ở địa phận thôn Vũ Xá (xã Đạo Lý), rồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam sông chảy qua các xã Đạo Lý, Đức Lý, Bắc Lý, Nhân Hưng (cũ), Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Nhân Mỹ, Xuân Khê, đến đây đổ nước vào sông Châu, đối ngạn là xã An Ninh (huyện Bình Lục).

Học sinh trường chuyên hóa thân vào tác phẩm văn học, cả hội trường rơi nước mắt

Được hóa thân vào nhân vật trong các tác phẩm văn học, nhiều em học sinh không giấu được giọt nước mắt. Phía bên dưới, các thầy cô xúc động cho biết 'dù bài giảng có hay đến mấy cũng không sinh động như cách các em được tự mình đắm chìm'.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước sạch

Những năm qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch tại các nhà máy sản xuất nước sạch trên địa bàn tỉnh chủ yếu do Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam trực tiếp thực hiện lấy mẫu phân tích theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Hằng tháng, CDC tỉnh kiểm tra, công bố kết quả nhóm A với 8 chỉ tiêu; mỗi năm 2 lần kiểm tra đánh giá kết quả nhóm B với 41 chỉ tiêu ở từng đơn vị. Ngoài ra, các ngành chức năng cũng tăng cường phối hợp kiểm tra đột xuất về chất lượng nước sạch tại một số nhà máy.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

'Cô lái đò' - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Lý Nhân phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch

'Nam Xang tứ cố đại hà' - Nam Xang là tên cũ của huyện Lý Nhân, nơi đây bốn mặt đều có sông lớn bao quanh (sông Hồng, sông Châu, sông Long Xuyên). Chính địa hình đó đã giúp cho vùng đất này lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo và riêng có. Để bảo tồn và phát huy lợi thế đó trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch, Lý Nhân rất cần phải có những định hướng, kế hoạch và mục tiêu phù hợp.

Tiên Sơn tập trung xây dựng NTM nâng cao

Xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên) được hình thành từ 3 xã trước đây, gồm: Tiên Phong, Châu Sơn và Đọi Sơn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã đã phát huy thế mạnh từng vùng giúp phát triển khá đồng đều trên toàn địa bàn. Bộ mặt nông thôn tại xã có sự thay đổi căn bản, nhất là hệ thống hạ tầng nông thôn.

Sống động hóa giờ học nhờ sân khấu hóa tác phẩm văn học, lịch sử

Nhằm nâng cao chất lượng môn Văn, Sử, các trường học ở TP Cần Thơ tổ chức dạy học với mô hình sân khấu hóa.

Đẩy mạnh phong trào tập luyện môn Bóng bàn

Những năm trở lại đây, phong trào tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn được duy trì thường xuyên thông qua các câu lạc bộ (CLB), các giải thi đấu của các cấp, ngành. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, phong trào bóng bàn toàn tỉnh vẫn được duy trì và có chiều hướng phát triển, đáng chú ý có nhiều CLB mới được thành lập, tạo một 'làn gió mới' để phát triển môn thể thao này.

Nói chuyện chuyên đề về 'Tự hào mảnh đất con người Hà Nam'và 'Dạy con tự lập, giao tiếp tích cực với con'

Thiết thực kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024),1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáng 4/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bình Lục phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức nói chuyện chuyên đề về 'Tự hào mảnh đất con người Hà Nam' và 'Dạy con tự lập, giao tiếp tích cực với con'.

Tôn vinh những sáng tạo của các nhà thơ qua giao lưu thơ Xuân

Hà Nam đang đón chào một mùa Xuân mới trong niềm hân hoan của đất trời và lòng người. Mùa Xuân gợi nhiều cảm xúc thi ca, những vần thơ, ý thơ… vì thế cũng được dịp ngẫu hứng nảy nở nhiều hơn trong tâm hồn người nghệ sĩ. Giao lưu thơ xuân ngày càng được tổ chức chu đáo và nhiều đổi mới. Sau mỗi năm gặp lại, các tác giả dường như trưởng thành hơn với nhiều tác phẩm chất lượng, phản ánh thực tế cuộc sống hơn.

Hấp dẫn chương trình sân khấu hóa tác phẩm Văn học, Lịch sử

Chương trình sân khấu hóa tác phẩm Văn học - Lịch sử với tác phẩm 'Người ở bến sông Châu' được thầy, trò, phụ huynh TP Cần Thơ đón nhận.

Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương

Tối 23/2 (tức 14 tháng Giêng), Lễ phát lương Đức Thánh Trần đã được tỉnh Hà Nam long trọng tổ chức tại đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Thị xã Duy Tiên – sôi nổi 'Ngày hội tòng quân' mừng thanh niên lên đường nhập ngũ

Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, ngày 22/2, thị xã Duy Tiên tổ chức 'Ngày hội tòng quân' năm 2024.

Giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam năm 2024 sẽ được tổ chức từ đêm 24 đến ngày 25/2 (tức đêm 14 đến ngày 15 tháng Giêng) Xuân Giáp Thìn năm 2024. Ban Tổ chức đã chuẩn bị 180.000 túi lương để phát tại 19 điểm quanh khu vực đền cho nhân dân và du khách thập phương.

Hàng ngàn người dân tham dự lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc bộ

Ngày 16-2, tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc bộ.

Lão nông nhập linh khí, hóa thân thành vua Lê Đại Hành đi cày đầu xuân

Sáng 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024. Lễ Tịch Điền là nghi lễ truyền thống tổ chức thường niên và đã được ghi danh là 'Văn hóa phi vật thể Quốc gia', trở thành một hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá mảnh đất và con người Hà Nam.

Rộn ràng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2024

Sáng 16-2 (tức mồng 7 tháng Giêng), tại thị xã Duy Tiên, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024.

Long Đọi Sơn- ngôi chùa nghìn tuổi trên núi Rồng

Chùa Long Đọi Sơn (còn gọi là Đọi Sơn) tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trải qua gần một nghìn năm, ngôi cổ tự được biết tới là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa.

Lý Nhân phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông

Những năm qua, huyện Lý Nhân được tỉnh quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông và đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối giữa các tuyến đường trong khu vực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, hiện nay trên địa bàn huyện đang tập trung xây dựng một số tuyến giao thông quan trọng của tỉnh và phát triển giao thông đường thủy để thu hút đầu tư, tạo cơ hội cho sản xuất, phân phối hàng hóa giữa Hà Nam với vùng phụ cận.

Chuối Ngự Đại Hoàng tỏa hương trong Tết

Ngày Tết, đối với gia đình Việt luôn có mâm ngũ quả dâng cúng đặt trên bàn thờ tổ tiên, trong đó nải chuối là trung tâm. Với danh xưng 'Chuối tiến Vua' từ xa xưa, năm 2012 lại được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 loại trái cây đặc sản Việt Nam, chuối Ngự Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) không chỉ là món quà quý ngày thường, mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình mua về dâng cúng tổ tiên dịp Tết.

555 năm danh xưng Duy Tân tiền thân thị xã Duy Tiên (1469 - 2024)

Cách đây 555 năm (1469 - 2024), vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497), triều đình nhà Lê, sau khi định bản đồ, đổi đạo thành 12 thừa tuyên, đất Duy Tiên, Hà Nam thời đó thuộc Thừa Tuyên Thiên Trường.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh và bến văn nhân

Trước khi viết bài này, tôi đã đọc lại (lần thứ 3) truyện ngắn 'Đêm làng Trọng Nhân' của nhà văn Sương Nguyệt Minh để đo lại cảm xúc với tác phẩm này. Và nó lại làm tôi khóc, thực sự là như thế, tôi không hề nói quá lên đâu.

Bảo đảm đủ nước phục vụ làm đất

Vụ lúa xuân 2024 đang đến rất gần, đây là thời điểm quan trọng lấy nước đổ ải, làm đất. Các đơn vị thủy nông đang tập trung tối đa phương tiện nhập nước vào hệ thống kênh mương, cánh đồng của các địa phương trong vùng phục vụ. Mục tiêu đặt ra, diện tích đất cấy bảo đảm đủ nước, làm đất kỹ, hướng đến không để mạ chờ ruộng.

Quy hoạch 27 cảng thủy nội địa tại Hà Nam

Tỉnh Hà Nam sẽ quy hoạch các cảng thủy nằm trên các tuyến sông quốc gia như sông Hồng và sông Đáy.

Quan tâm kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng

Kiên cố hóa (KCH) kênh mương là giải pháp hiệu quả nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi. Tính đến năm 2023, toàn tỉnh đã KCH được hơn 1.000 km, chiếm gần 25% tổng chiều dài kênh mương, chủ yếu là kênh tưới chính. Các địa phương, HTXDVNN trong tỉnh đang tranh thủ các nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố.

An Ninh đẩy mạnh phát triển cây trồng hàng hóa vụ đông

Với lợi thế nằm ven sông Châu, xã An Ninh (Bình Lục) duy trì hiệu quả sản xuất vụ đông, nhất là phát triển các loại cây trồng có giá trị hàng hóa. Đây là hướng đi giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Duy Tiên phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái

Thời gian qua, thị xã Duy Tiên đã tập trung triển khai các chương trình, đề án nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế nông nghiệp và tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, thân thiện với môi trường.

Mái trường 30 năm tuổi...

Nằm bên bờ sông Châu tròn 30 năm, một ngôi trường THCS mang tên nhà văn- liệt sỹ Nam Cao luôn được ngợi ca là một trong những lá cờ đầu về chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh. THCS Nam Cao trong suốt hành trình xây dựng và phát triển đã làm vẻ vang truyền thống thi đua Hai tốt, nơi đã ươm mầm biết bao thế hệ học trò trưởng thành, nơi đã ghi dấu sự cố gắng và cống hiến của những thế hệ thầy cô tài năng 'hồng thắm chuyên sâu'...

Vẻ đẹp đình Bùi

Đình Bùi, thôn Bùi Nguyễn, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý được xây dựng trên một khu đất cao rộng; nằm bình yên, trầm mặc dưới bóng mát của những gốc đa cổ thụ. Xưa kia, cạnh đình là bến Bùi bên dòng sông Ngô Xá nối với dòng sông Châu. Trên bến Bùi là chợ Bùi họp vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 7, mùng 9, 12, 14, 17, 19, 22, 24, 27, 29 hàng tháng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngày phiên chợ, thuyền về buôn bán đậu chật bến sông. Chợ Bùi đông vui, sầm uất, tấp nập cảnh người bán người mua hết sức nhộn nhịp. Nằm gần bến sông, gần ngay chợ Bùi, nhưng đình Bùi luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng; được người dân trong vùng, quanh vùng, người tới bán buôn đều một lòng thành kính thờ phụng.

Khó hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ đông

Vụ đông năm 2023, diện tích gieo trồng các loại cây chủ lực ưa ấm chiếm trên 70% tổng diện tích của tỉnh. Đến thời điểm này, mặc dù khung thời vụ đã cơ bản kết thúc nhưng nhiều địa phương vẫn chưa bảo đảm diện tích theo kế hoạch. Tính chung, diện tích gieo trồng cây vụ đông của tỉnh hiện mới đạt hơn 6.000 ha, bằng khoảng 70% kế hoạch (đã trừ diện tích bị thiệt hại do mưa úng). Như vậy, diện tích sản xuất vụ đông năm nay khó hoàn thành so với kế hoạch đặt ra.

Thành phố Phủ Lý tập trung xây dựng các công trình giao thông trọng điểm

Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng tiêu chí đô thị loại I, phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội, trong nhiều năm qua thành phố Phủ Lý đã nhanh chóng đầu tư xây dựng hạ tầng khung, quan tâm chỉnh trang đô thị ngày càng văn minh hiện đại.

Mở rộng địa bàn cấp nước sinh hoạt có nguồn nước mặt từ sông Hồng

Theo quy hoạch đến năm 2030, nguồn cấp nước chính trên địa bàn tỉnh là nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đáy đoạn từ xã Tân Sơn (Kim Bảng) đến ranh giới hành chính giữa huyện Kim Bảng và thành phố Phủ Lý. Để đáp ứng nhu cầu trên, UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng đường ống cấp nước sạch sinh hoạt có nguồn nước mặt được lấy từ sông Hồng bảo đảm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

Bảo đảm tiêu úng cho cây trồng vụ đông

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, sản xuất vụ đông thường gặp các đợt mưa lớn bất thường. Đây là vấn đề khó khăn, khi cây vụ đông trồng nhiều trên đất 2 lúa trũng và chịu ngập úng kém. Thực tế này đòi hỏi nhiệm vụ tiêu úng cần được thực hiện hiệu quả để bảo vệ cây trồng.

Mở rộng diện tích trồng cây hàng hóa vụ đông

Vụ đông năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 8.887 ha cây màu các loại. Trong đó, chú trọng mở rộng diện tích, hình thành vùng sản xuất những cây hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân.

Chuyển thể phim: Nhà văn với đạo diễn 'bằng mặt không bằng lòng'

Nhà lý luận phê bình điện ảnh Timothy Corrigan đã từng nhận xét: 'Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau'. Trong thực tế phim trường, chuyện nhà văn và đạo diễn 'cơm không lành, canh chẳng ngọt' cũng chẳng có chuyện gì lạ.

Nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt

Hiện nay, toàn tỉnh có 41 nhà máy nước sạch tập trung với tổng công suất 175.000m3/ngày đêm và nguồn nước cấp từ sông Hồng, sông Đáy, sông Sắt và sông Châu. Từ ngày 1/1/2023, áp dụng mức giá nước sạch theo Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh, quy định giá bán nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2024, các đơn vị kinh doanh nước sạch trên địa bàn đã chủ động đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nước sạch trên địa bàn.

Thành phố Phủ Lý đầu tư xây dựng cầu kết nối giao thông

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 24/6/2022, trên địa bàn thành phố sẽ xây dựng thêm một số cây cầu. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn ngân sách thành phố ưu tiên vốn cho những công trình cấp thiết khác nên việc xây dựng một số cây cầu bắc qua sông Đáy, sông Châu chưa được thực hiện. Trong khi đó, hiện nay một số cây cầu đã xây dựng đang xuống cấp rất cần đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại, kết nối giao thông giữa các vùng trong khu vực.

Cơ quan Nội chính TP Cần Thơ tổ chức chuyến 'Hành quân về nguồn'

Từ ngày 1- 6/8 thực hiện Kế hoạch về tổ chức các hoạt động về nguồn, sinh hoạt chính trị, giao lưu học tập kinh nghiệm Khối Thi đua các cơ quan Nội chính thành phố Cần Thơ.

Bình Lục tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông, quy hoạch phát triển đô thị

Huyện Bình Lục nằm giữa thành phố Phủ Lý và tỉnh Nam Định có các tuyến quốc lộ (QL): 21A, 21B chạy qua. Vì vậy, để kết nối giao thông, phát triển đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ công tác quy hoạch tổng thể, khai thác mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan, khách quan, việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị vẫn còn chậm so với kế hoạch, chưa phát huy lợi thế của địa phương. Do đó, trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn, Bình Lục đã và đang tập trung hoàn thiện một số công trình giao thông quan trọng tạo kết nối liên vùng; đồng thời xây dựng trung tâm huyện và các đô thị trên địa bàn, phấn đấu trở thành đô thị loại V vào năm 2025.

Huyện Lý Nhân tổ chức lễ cầu siêu tri ân các Anh hùng liệt sĩ và thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), tối ngày 25/7/2023, UBND huyện Lý Nhân phối hợp với Ban trị sự Phật giáo huyện tổ chức lễ cầu siêu tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ huyện. Dự buổi lễ có các đồng chí thường trực Huyện ủy, lãnh đạo HĐND, UBND huyện; đại diện cấp ủy, chính quyền 21 xã, thị trấn cùng đông đảo đoàn viên thanh niên, tăng ni, phật tử và nhân dân trong huyện.