Hai thiền sư chùa Đậu: Đạo Chân và Đạo Tâm

Câu chuyện về hai vị thiền sư nổi tiếng Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường sau 100 ngày không ăn, không ngủ, dù linh hồn đã lên cõi Phật, song còn để lại nhân gian một thân thể bất hoại, còn gọi là 'xá lợi toàn thân', được lưu truyền đời này qua đời khác.

Về nơi có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Xã Tân Phúc (Nông Cống) là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa gắn liền với lịch sử ngàn năm của dân tộc. Người dân nơi đây luôn tự hào có nhiều di tích tiêu biểu, trong đó có 2 di tích là đền thờ Võ Uy ở thôn Ngọc Uyên và đền thờ Lê Hiểm - Lê Hiêu ở thôn Thái Sơn được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

Thượng thư Lê Trạc Tú - danh thơm để lại cho đời

Sinh ra trong gia đình danh giá ở làng Hộ Thịnh (Phú Thịnh) nay là thôn Khang Thịnh, xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn, Thượng thư Lê Trạc Tú được biết đến là nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp quan trọng đối với triều đình Lê - Trịnh. Không chỉ vậy, ông còn được người đời nhắc nhớ bởi sự thanh liêm, chính trực.

Lên thăm Mường Đòn

Nằm bên sông Bưởi, làng Vân Đội, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) còn được biết đến với tên gọi cổ xưa là Mường Đòn. Đây là một trong những làng có người Mường đến sinh sống từ khá sớm. Cùng với quá trình tụ cư, xây dựng cuộc sống, đất và người Mường Đòn đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa đậm nét.

Làng Canh Hoạch trên đất Xuân Lai

Có tuổi đời gần một ngàn năm, làng Kẻ Thạc (nay là làng Canh Hoạch) ở Xuân Lai là một trong số ít ngôi làng cổ nổi tiếng của huyện Thọ Xuân.

Linh thiêng Di tích lịch sử - văn hóa Lê Thì Hiến

Có diện tích khoảng 7,5 ha, xung quanh được bao bọc bởi sông nhà Lê và hệ thống cây cổ thụ xanh mát, quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú (Triệu Sơn) như một ốc đảo nhỏ, linh thiêng và tĩnh lặng.

Việt Nam diễn nghĩa - Tập 4B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) - Kỳ 54

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tiểu thuyết lịch sử 'Việt Nam diễn nghĩa - Tập IV B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.

Về Thiệu Nguyên nghe kể chuyện vua Lê Ý tông

Phù Nguyên xưa, xã Thiệu Nguyên (huyện Thiệu Hóa) ngày nay vốn được coi là địa phương có truyền thống sinh hoạt văn hóa phong phú. Ở đây, tất cả các thôn, thôn nào cũng có đội chèo. Các thành viên là những người nông dân, không qua bất kỳ lớp đào tạo nào nhưng đều chung niềm tự hào mỗi khi tiếng trống chèo vang lên. Bên cạnh đó, Thiệu Nguyên còn là nơi chôn cất một vị vua nhà Hậu Lê. Đó là vua Lê Ý tông, vị vua rất đặc biệt bởi đã nhường ngôi cho cháu ruột để tuân thủ nguyên tắc 'đích tôn thừa trọng'.

Thái tể Lê Thì Hiến: Danh tướng xứ Thanh 'đánh Nam, dẹp Bắc'

Sinh ra trong gia đình danh giá ở xã Phú Hào, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên - nay là làng Phú Hào, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), Thái tể Lê Thì Hiến là danh tướng được lịch sử ghi nhận bởi tài năng cầm quân đánh trận. Cuộc đời binh nghiệp của ông trải qua nhiều trận chiến ác liệt 'đánh Nam, dẹp Bắc' với những công trạng vẻ vang.

Lê Hiểm, Lê Hiêu - 2 vị công thần khai quốc của vương triều Hậu Lê

Giáo sư Đinh Xuân Lâm từng viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: 'Ngoài việc thu hút đông đảo anh hùng nghĩa sĩ các địa phương trong nước nô nức tìm đường về tựu nghĩa, còn được sự ủng hộ trực tiếp và mạnh mẽ của Nhân dân tại chỗ, từ người Kinh đến các tộc thiểu số ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho tới thành công năm 1428'. Trong đó, không thể không kể tới cha con Lê Hiểm - Lê Hiêu, 2 trong số 35 người có công đầu được chính vua Lê Thái tổ ngự danh trong 'Lam Sơn thập lục' và đã tham gia bộ máy chính trị đương thời với tư cách là những trọng thần.

Đình Tám Mái xã Xuân Thọ

Xuân Thọ ngày nay ban đầu gọi là kẻ Đom. Đầu thế kỷ XIX gọi là xã Đam Tuyền, đến cuối thế kỷ XIX (thời vua Đồng Khánh) thì gọi là xã Lạc Thủy thuộc tổng Tam Lộng, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hóa (theo sách 'Đồng Khánh dư địa chí', tr.1149). Qua nhiều quá trình chia, tách, có thời kỳ xã thuộc huyện Thọ Xuân, sau thuộc huyện Triệu Sơn.

Về làng Phúc Bồi

Nằm trong vùng đất quý 'Tiền tam yên, hậu ngũ phúc' làng Phúc Bồi, xã Thọ Lập (Thọ Xuân) vẫn được dân gian ngợi ca là nơi 'đất lành chim đậu'. Không chỉ vậy, đây còn là một trong những làng trồng chè Sánh Lược ngon nức tiếng.

Về làng Hữu Bộc thăm đền thờ Quận công Lê Giám

Hữu Bộc là một trong những làng cổ có lịch sử lâu đời ở xã Đông Ninh (Đông Sơn). Nơi đây có di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê Giám (đền thờ Quận công Lê Giám) - vị võ quan có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Trung hưng nhà Lê.

Về làng Thanh Xá

Nằm bên tả ngạn sông Mã, làng Thanh Xá, xã Hà Lĩnh (Hà Trung) là vùng đất cổ có bề dày lịch sử cả về kiến tạo địa chất và văn hóa. Nói về địa thế của làng Thanh Xá, người dân địa phương còn lưu truyền câu ca: 'Địa ta giáp địa Tâm Quy, giáp cầu Nhấp Thứ lại đi Thăng Đường' (Tâm Quy thuộc xã Hà Tân, Hà Trung; cầu Nhấp Thứ ở xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc; Thăng Đường thuộc xã Hà Đông, Hà Trung).

Chùa ở Thanh Hóa xuống cấp nghiêm trọng

Chùa Linh Quang xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) nằm trong quần thể di tích cấp tỉnh Chùa - Đền Còng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Về Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân xem lễ hội

Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy - Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân nằm trong làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng , TP Thanh Hóa) là di tích lịch sử - văn hóa có kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Hằng năm vào ngày 3-3 âm lịch, Nhân dân trong làng lại nô nức tổ chức lễ hội.

Đền thờ vị tướng có nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông

Đó là đền thờ Chu Văn Lương (còn gọi là đình làng Nam Ngạn), xưa thuộc xã Nam Ngạn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, nay là phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa. Ông là người có nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược.

Trầm mặc Chùa Mật Đa

Cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m về phía hữu ngạn sông Mã, chùa Mật Đa (hàm nghĩa là rừng cây thơm ngọt của đất Phật) trầm mặc lưu dấu thời gian.

Ngôi đình thờ tướng quân Trương Mỹ

Đình Tân Kim ở phường Tân Bình (TP Hải Dương) thờ tướng quân Trương Mỹ - một vị tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

Một công trình tín ngưỡng linh ứng trong lịch sử

Chùa Hưng Phúc còn có tên là chùa Tu Ba thuộc hương Bào Ngoại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hóa, nay là phố Bào Ngoại, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa.