Ai không đỗ trạng nguyên vẫn được gọi là Trạng Bùng?

Ông có những đóng góp lớn cho triều đại nhà Lê, đồng thời là người mang giống ngũ cốc quý về Việt Nam.

Người giữ 'hồn' cho lụa Phùng Xá

Dòng sông Đáy uốn lượn như dải lụa ôm ấp làng nghề dệt truyền thống Phùng Xá, nơi tiếng thoi, tiếng dệt không bao giờ ngừng nghỉ gần trăm năm qua. Với sự sáng tạo và khéo léo của con người, ngoài những sản phẩm truyền thống dệt khăn, dệt cotton, làng còn được biết đến qua các sản phẩm độc đáo như tơ tằm do con tằm tự dệt, tơ Sen...

Về làng ven đô Hà Nội tận thấy quy trình dệt tơ thủ công

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km về phía Nam, làng Phùng Xá, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) mang đậm dấu ấn của một vùng quê Bắc Bộ. Nằm nép mình bên dòng sông Đáy uốn khúc, Phùng Xá đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Gần trăm năm nay, làng nghề dệt Phùng Xá vẫn luôn được những người con nơi đây gìn giữ và phát triển.

Nghệ nhân 'giữ lửa' làng dệt lụa Phùng Xá

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng. Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, mang những giá trị văn hóa đẹp đẽ nhất khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt. Trong buổi sáng hôm nay, chúng tôi muốn mời quý vị khán giả ghé thăm làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ có từ năm 1929, đem danh tiếng về cho làng Phùng Xá.

Lụa tơ sen: Thăng hoa nghề dệt

Hà Nội đang triển khai dự án du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long. Theo đó, hai tuyến du lịch gồm: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức. Trên con đường di sản này, có một điểm dừng chân, đó là xưởng dệt của Nghệ nhân Ưu tú - 'di sản sống' Phan Thị Thuận.

Vải tơ sen - thanh cao thương hiệu Việt

Để có được những tấm vải dung dị mộc mạc nhưng đầy chất thơ, nghệ nhân phải kiên trì, tỉ mẩn thực hiện tới 14 công đoạn.

Sản phẩm làng nghề dệt khăn Phùng Xá xuất khẩu sang nhiều quốc gia

Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo, người dân Phùng Xá, Hà Nội, đã làm ra những chiếc khăn với đủ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ để đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Định vị, lan tỏa giá trị từ làng nghề truyền thống

Nhằm gìn giữ, bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam. Trong đó, lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa cho các địa phương khác trên cả nước. Mới đây, Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023 đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và UBND thành phố Hà Nội tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Đây được xem là sự kiện lớn chưa từng có với kỳ vọng lan tỏa những giá trị tốt đẹp; đồng thời quảng bá, giới thiệu đến bạn bè quốc tế về các làng nghề truyền thống Việt Nam.

10 địa danh lịch sử gắn với ngày Giải phóng thủ đô 10/10/1954

Âm hưởng hào hùng của ngày Giải phóng thủ đô 10/10/1954 vẫn còn vang vọng phía sau các công trình cổ kính, các góc phố quen thuộc của Hà Nội.

Nỗ lực và sáng tạo cho ra đời hai sản phẩm OCOP 5 sao

Ngày 17/7/2023, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận OCOP 5 sao, vinh danh hai đơn vị tại Hà Nội. Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức nhận giấy chứng nhận cho Chăn bông tơ tằm tự dệt, trong khi HTX Gốm sứ Tân Thịnh được tôn vinh với bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc.

Chơi gì ở Hà Nội những ngày nghỉ lễ 2/9?

Tại các điểm du lịch của Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động vui chơi giải trí nhằm tạo ra những điểm nhấn cho du khách.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới

Cách đây nhiều năm, nghề dệt vải truyền thống của người dân Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội) từng đứng trước nguy cơ mai một. Nhiều người từng gắn bó lâu năm với nghề vẫn dứt lòng tìm kế sinh nhai mới... Nhưng dù vật đổi sao dời, có một người phụ nữ vẫn luôn nặng lòng với con tơ, sợi chỉ. Bà là nghệ nhân Phan Thị Thuận, người đầu tiên dệt nên những tấm lụa bằng tơ sen ở Việt Nam.

Người mang quốc hoa dệt thành lụa, giữ hồn quê trong từng sợi tơ sen

Tại thủ phủ của nghề dệt miền Bắc, cách Hà Nội 40km, nghệ nhân Phan Thị Thuận tuy tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài với từng sợi tơ, ấp ủ hy vọng, tiếp thêm sức sống cho làng nghề, từ kỹ thuật dệt tơ sen đầu tiên tại Việt Nam.

'Sợi kết nối' các nghệ sĩ trẻ

Thay vì đơn thuần vẽ bức lụa hay gò lưng làm sơn mài để có tác phẩm tốt nghiệp, 24 họa sĩ trẻ vừa tốt nghiệp Khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã tìm về, học hỏi những tinh túy của nghề dệt lụa truyền thống. Đó là quá trình học đi đôi với hành thiết thực, bổ ích, tạo cảm hứng để các họa sĩ thăng hoa trong sáng tạo.

Từ triển lãm 'Sợi kết nối' nghĩ về giáo dục nghệ thuật khai phóng

Một sự đào tạo truyền dạy mang tính chất đồng phục, câu thúc, sẽ chỉ tạo ra con người công cụ, làm tốt nhiệm vụ được quy định trước, đồng thời triệt tiêu cá tính và sáng tạo. Trong khi ngược lại, đích đến của giáo dục khai phóng thực sự là tạo ra con người cá nhân. Đối với các ngành nghệ thuật sáng tạo, điều này còn quan trọng và cấp thiết gấp bội...