Để di sản văn hóa 'sống' trong cộng đồng

Thanh Hóa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định là một trong những 'cái nôi di sản' của Việt Nam. Khẳng định như thế, trước hết là nhờ bởi một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh độc đáo có lịch sử hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm. Trong đó, phải kể đến Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) - tòa thành bằng đá 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam và trên thế giới, đã được UNESCO tôn vinh và chính thức ghi tên vào kho tàng di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống ở các khu dân cư tiêu biểu

Trong quá trình xây dựng thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, nhiều địa phương đã lấy việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống làm nền tảng để xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. Từ đó, góp phần khơi dậy truyền thống đoàn kết, nâng cao ý thức của Nhân dân, làm cho dòng chảy văn hóa ngày càng thấm sâu, lan tỏa trong cộng đồng.

Lễ hội xứ Thanh trên hành trình di sản...

Lễ hội là một phần ảnh xạ, chứa đựng những thông điệp về bản sắc văn hóa. Xứ Thanh - vùng đất 'địa linh nhân kiệt', phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là 'cái nôi' của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trong niềm vinh dự và tự hào ấy, mỗi thế hệ người dân xứ Thanh càng phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương.

Nghệ thuật trình diễn dân gian 'Múa đèn chạy chữ' ở Thanh Hóa được công nhận di sản quốc gia

Nghệ thuật trình diễn 'Múa đèn chạy chữ' có sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa, để tạo nên tổ khúc múa đèn độc đáo.