Hà Nội những điều xưa cũ | Người Hà Nội | 26/05/2024

Kể từ khi mang tên Hà Nội, Thăng Long với dáng vẻ của một kinh đô truyền thống đã âm thầm thay đổi, và ngần ấy thời gian Hà Nội trở thành một thành phố đang phát triển hiện đại như ngày nay. Hà Nội bây giờ, nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu Âu tây, tập thể thời bao cấp hòa quyện với những ngôi nhà đương đại.

Thênh thang phố nắng

Người ta từng gọi phố Tràng Tiền là phố 'Tây xịn' vì xây cả mái che vỉa hè của những ngôi nhà theo kiến trúc Pháp cổ. Đây là con phố được đặt móng cho những ngôi nhà hiện đại đầu tiên vào năm 1885. Người Pháp đã cho đấu thầu để xây các biệt thự cùng các kiến trúc văn hóa thể hiện hình ảnh 'Paris' thu nhỏ. Tràng Tiền mở màn cho công cuộc cải tổ khu kẻ chợ thành Hà Nội rất sôi động trong một thời gian dài.

Đò dọc: Chở người ngược xuôi, chở miền văn hóa

NXB Trẻ vừa ấn hành phiên bản mới cho tiểu thuyết Đò dọc của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Đây là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Khói huyền bay lên cây

Trong những phố 'Hàng' của Thăng Long xưa, ắt hẳn sắc thái phố Hàng Điếu là độc nhất vô nhị. Khoái khẩu 'đi mây về gió' từ hàng trăm năm trước cánh mày râu nào cũng nghiện. Đời nay vẫn vậy, mọi làng quê nhà nào cũng có ít nhất một cái điếu cày, hoặc điếu bát. Trên đường phố các quán chè chén luôn trưng điếu cày để dụ các đấng nam nhi sà vào bắn khói. Thế mới hay xưa có câu: 'Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên'.

Hà thành xưa trên phố Hà Nội nay

Trong sâu thẳm của nhiều người yêu Hà Nội đã từng có nỗi lo mơ hồ rằng: những vết dấu đậm sắc hương Hà thành sẽ bị cuốn phăng đi trong cơn lốc đô thị hóa và hội nhập văn hóa.

Chả cá Lã Vọng

Hà Nội có một con phố được đặt tên là Chả Cá. Phố trước đây có tên là Hàng Sơn, chuyên tập trung bán các loại sơn. Cuối thế kỷ XIX, có gia đình họ Đoàn ở phố này nghĩ ra cách làm món chả cá có hương vị đặc biệt.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

'Đò dọc' và những chuyến di dân gắn liền với biến động lịch sử, xã hội

'Đò dọc' là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Ngõ ngách quà vặt trên phố phường Hà Nội

Quà vặt không chỉ là những món ăn chơi cho vui miệng. Với mảnh đất thị dân như Hà Nội, quà vặt còn là một nét văn hóa, những thức quà ấy đã đổi thay cùng thăng trầm của thành phố.

'Đò dọc' - Chở người ngược xuôi, chở miền văn hóa

'Đò dọc' là cuốn tiểu thuyết tâm lý của nhà văn hóa Bình Nguyên Lộc. Đò dọc không chỉ chở những phận người ngược xuôi, còn chở cả một miền văn hóa đáng yêu, đáng nhớ.

Rạng ngời bình minh phố

Con đường ấy có những ngôi nhà được ví là xứ sở bình minh. Nơi đó luôn có tiếng gà cất lên tiếng gáy canh năm đánh thức những tia nắng còn ngủ quên nơi chân trời. Đã hàng trăm năm trước dân phố cổ Hà thành thường thức dậy như thế. Thuyền bè nhổ sào cập bến sông Tô. Các ngôi nhà trên phố kẽo kẹt chống cánh cửa tre lên bán hàng. Những ký ức ấy dội về trong tôi mỗi khi: 'Hàng Bừa, Hàng Cuốc, ngổn ngang/ Giở về Hàng Cót lại sang Hàng Gà' (Dạo chơi phố cổ).

'Áo mới' cho điểm đến văn hóa

Xóa bỏ cách vận hành khô cứng, xưa cũ, các điểm đến văn hóa (nhà hát, bảo tàng, di tích, lễ hội…) thời gian qua đang tự làm mới mình bằng cách tạo nên những không gian nghệ thuật đa sắc.

Phố xuân trong khung son

Đường phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm) như một gạch nối giữa khu kẻ chợ xưa với những con phố mới (phố Tây). Khu đất này vốn là một con đê bên Hồ Gươm cắt ngang ngã tư Hàng Bông - Hàng Gai kéo tới ngã ba Lý Thái Tổ (dài 431 mét).

Tết Mường áo mẹ bây giờ vẫn xanh

Tết về Mường, tôi thích nhất là được nhìn những váy áo rực rỡ sắc màu thổ cẩm đi lẫn vào sắc màu của cỏ cây non núi, của hoa xuân bừng lên trên đất nâu. Những váy áo thướt tha trên lối quen, dốc ngõ, dưới sân hội, dưới bóng mái sàn… cứ làm xao xuyến, mê đắm trong lòng đứa con gái Mường, đã mấy chục năm đi sống gửi nơi phố xá người Kinh kẻ chợ là tôi.

Ký ức Hà Nội trong lòng phố cổ

Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm - nơi mà những người muôn năm cũ ở Hà Nội luôn nhắc với cái tên Hội quán Quảng Đông nay đã trở thành một điểm hẹn văn hóa tựa như vùng ký ức của Phố cổ Hà thành.

Làng ven đô Hà Nội có 'biến mất'?

Những làng ven đô với các nghề độc đáo gia truyền vang danh một thời chỉ còn thấp thoáng ẩn hiện phảng phất màu cổ tích.

Cuộc hẹn với... bên kia Sông Hồng

Nói về Hà Nội, đất Thăng Long - Kẻ Chợ, từ xưa đến nay, phải nhắc đến sông Hồng. Con sông đã tạo ra 'bên kia sông Hồng' từ xa xưa, và nay những cây cầu đã nối liền đôi bờ, là chứng nhân lịch sử sự phát triển của Thủ đô.