Bình Thuận đang phải đối mặt với hạn hán diện rộng, hiện 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Hàm Thuận Nam: Ứng phó với sự thiếu hụt nguồn nước tưới trầm trọng

Do nắng hạn kéo dài, hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam chỉ có hồ Đu Đủ và hồ Tân Lập còn tưới một phiên cuối thanh long và dự kiến kết thúc phiên cuối vào ngày 4/5/2024. Riêng các công trình còn lại đã hết nước hoặc đã ngưng cấp nước tưới để dành cho nước sinh hoạt. Vì vậy, hàng ngàn ha thanh long của nông dân địa phương đang thiếu nước tưới, 'cầm cự' đợi mưa.

Kiểm tra các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt ở Bình Thuận

Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế các hồ chứa nước: Ba Bàu; Tà Mon; Tân Lập và Nhà máy nước Hàm Thuận Nam. Kiểm tra công tác phòng cháy rừng ở khu bảo tồn Tà Kóu.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc chống hạn và phòng chống cháy rừng tại Hàm Thuận Nam

Chiều 9/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng cùng đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh, các đơn vị, địa phương liên quan đã có chuyến kiểm tra công tác chống hạn và phòng chống cháy rừng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.

Kiểm tra các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt ở Bình Thuận

Chiều 9/4, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực địa các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và hiện trạng các hồ chứa nước trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.

Bản đồ tỉnh Bình Thuận đỏ quạch vì hạn hán

Tỉnh Bình Thuận có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4.

Bình Thuận vào mùa… khát:Bài 1: Hồ cạn trơ đáy, sản xuất khó khăn

Người dân nhiều địa phương của tỉnh Bình Thuận đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là nhiều hộ dân chỉ làm một vụ mùa, mà ăn cả năm…

Hàng ngàn ha cây trồng ở Đông Nam Bộ có nguy cơ thiếu nước

Những tháng qua, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nhiệt độ ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ tăng cao. Nắng nóng khiến mực nước ao hồ, sông suối cạn sâu, nguy cơ thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Các địa phương vùng Đông Nam Bộ đang ra sức tìm giải pháp ứng phó.

Cảnh báo hạn hán tỉnh Bình Thuận

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh vừa có cảnh báo hạn hán trên địa bàn Bình Thuận. Theo đó, trong 10 ngày tới, tổng dung tích các hồ chứa trong tỉnh đạt khoảng 55 - 60% dung tích thiết kế. Do đó, cảnh báo các khu vực không được cung cấp nước từ hệ thống thủy lợi thuộc các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, La Gi cần chú ý phòng tránh hạn hán cục bộ ảnh hưởng hoa màu.

Phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa ký công văn đến các sở, ban ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh về thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024.

Lý do Bình Thuận chấm dứt hợp đồng với đơn vị đánh giá tác động môi trường hồ Ka Pét

Ngày 22/1, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Mai Kiều cho biết, UBND tỉnh này đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị thực hiện việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Dự án Hồ chứa nước Ka Pét: Chọn lại đơn vị đánh giá tác động môi trường

Tỉnh Bình Thuận đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của hồ chứa nước Ka Pét trước đây. Do nội dung chủ yếu kế tiếp nội dung trước đó, chỉ bổ sung làm rõ thêm, kinh phí thực hiện nhỏ nên sẽ chỉ định đơn vị làm ĐTM mới.

Chuyển biến trong giải quyết đơn thư

So với nhiều năm trước, gần đây đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị gửi đến các cấp, ngành, đơn vị, địa phương giảm đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều đơn thư gửi nhiều nơi, vượt cấp.

Làm Dự án kè sông Cà Ty để tiêu thoát lũ, giảm ngập

Dự án kè sông Cà Ty khi đưa vào sử dụng sẽ giúp ổn định bờ sông Cà Ty, bảo đảm khả năng tiêu thoát lũ, giảm ngập lụt, đáp ứng nhu cầu lưu thông đường thủy, cải tạo cảnh quan vệ sinh môi trường…

Điều chỉnh Dự án hoàn chỉnh hệ thống kênh hồ chứa nước Sông Móng

Tại kỳ họp thứ 15 diễn ra tuần qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hoàn chỉnh hệ thống kênh hồ chứa nước Sông Móng, huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó, nhằm hoàn chỉnh hệ thống công trình trên kênh dọc theo toàn tuyến kênh chuyển nước từ hồ Sông Móng đến hồ Đu Đủ, hồ Tân Lập, hồ Tà Mon, phát huy tối đa hiệu quả của tuyến kênh nối mạng liên hồ…

Điều tiết nước mùa khô đảm bảo sản xuất, dân sinh

Huyện Hàm Thuận Nam chủ động các phương án điều tiết nước hợp lý nguồn nước của các ao, hồ, đập thủy lợi phục vụ cho kế hoạch sản xuất đông xuân (2022 – 2023). Đồng thời, giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất cho sản xuất, những tác động ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của nhân dân do tình trạng thiếu nước.

Hàm Thuận Nam phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp

Từ một vùng đất khô hạn, nhưng nhờ được tập trung đầu tư xây dựng mới và mở rộng nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nên Hàm Thuận Nam đã từng bước khắc phục được tình trạng khô hạn, thiếu nước. Đến nay, địa phương đang phát huy lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nhất là hình thành các vùng chuyên canh đối với cây thanh long, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và hiệu quả sử dụng đất.

Nông thôn mới Hàm Thuận Nam: Vẫn là nhất nước

Năm 2022, bên cạnh 2 hồ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Lập được nâng cấp theo dự án WB8; nhiều tuyến kênh thủy lợi nhỏ, nội đồng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam đang và sẽ khởi động theo Kế hoạch 4884/2021 của UBND tỉnh.