Bình Thuận và tiềm năng khai thác carbon rừng

Bình Thuận với diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho tỉnh, để tiếp tục đầu tư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đây cũng là một bước ngoặt, làm tiền đề cho việc khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên carbon.

Ngày Quốc tế về rừng (21/3): Rừng bị tàn phá khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng

'Thống kê của Liên Hợp quốc cho thấy, 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi rừng bị tàn phá…'. Đây là thông tin được đề cập đến tại Diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ chức sáng 21/3.

Thu hút, sử dụng vốn nước ngoài: Trọng tâm, đảm bảo hiệu quả

Hiện trên địa bàn Bình Thuận có 14 dự án sử dụng vốn ODA (vốn đầu tư nước ngoài) và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài. Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực: Hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp và nông thôn, thủy lợi, giáo dục, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh… Trong số đó có 7 dự án chuyển tiếp từ các giai đoạn trước và 7 dự án được địa phương vận động, thu hút mới trong giai đoạn 2016 - 2020. Đây là kết quả mà suốt thời gian qua địa phương đã tích cực tiếp đón, làm việc với các đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Hợp tác phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Bỉ (Enable)… nhằm thu hút, vận động nguồn vốn ODA cũng như vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ.