Măng cụt chậm cho trái, giá đầu vụ không cao

Theo kinh nghiệm của nhà vườn, tiết trời mùa đông, nhất là ban đêm càng lạnh, đó là tín hiệu vui về mùa măng cụt năng suất cao. Nhưng cuối năm 2023, mùa đông không quá lạnh, nông dân trồng măng cụt ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vô cùng lo lắng, dự cảm một vụ mùa thất thu. Đến cuối tháng 2 âm lịch, nhà vườn mới thở phào nhẹ nhõm vì cây đã có trái. Hiện tại đã chớm vào mùa măng cụt, thế nhưng giá thu mua cũng không cao.

Đời sống đồng bào Khmer ở Kế Sách ngày càng phát triển

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có 13 đơn vị xã, thị trấn với 86 ấp, trong đó 16 ấp thuộc 6 xã có đông đồng bào Khmer là: Kế Thành, Thới An Hội, An Mỹ, Trinh Phú, Đại Hải và thị trấn Kế Sách. Toàn huyện có 44.241 hộ, trong đó hộ dân tộc Khmer là 5.234 hộ, chiếm gần 13% dân số toàn huyện. Trong suốt những năm qua, huyện Kế Sách đã triển khai các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh và địa phương để hỗ trợ đồng bào Khmer phát triển kinh tế gia đình, nhờ đó đời sống người dân thay đổi tích cực, có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đảm bảo nguồn nước sạch nông thôn cung cấp cho người dân trong mùa hạn, mặn

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hiện tại, nắng nóng ở mức cao, từ 36 - 37 độ C, thời gian kéo dài từ 5 - 7 ngày, kèm theo là hiện tượng xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Ranh mặn lên đến 4‰ trên sông Hậu xâm nhập sâu khoảng 55 - 65km; trên sông Mỹ Thanh xâm nhập sâu khoảng 70km. Từ nhận định của ngành chuyên môn về hiện tượng El Nino trong những tháng mùa khô năm 2023 - 2024, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Sóc Trăng đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo lượng nước dùng cấp đến người dân, nhất là vùng nông thôn trong những tháng cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn.

Mai vàng ngập tràn sắc xuân quê

Những ngày này, đi về các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đâu đâu cũng bắt gặp một sắc màu rực rỡ của những cây mai vàng khoe duyên đón Tết. Người dân cũng tất bật dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, đặc biệt là bàn thờ Bác Hồ để vui xuân đón Tết.

Xuân luôn có mẹ

Trong mỗi người chúng ta, mẹ chính là điều thiêng liêng nhất. Thế nhưng có những số phận chẳng may phải chịu cảnh mồ côi, nhất là đại dịch Covid-19 ập đến lấy đi sự sống nhiều người, làm cho không biết bao nhiêu đứa trẻ phải bơ vơ vì mất mẹ, mất cha. Thấu hiểu những mất mát đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động chương trình 'Mẹ đỡ đầu', với mong muốn mọi người cùng san sẻ yêu thương, để các con có được chỗ dựa vững chắc, tự tin bước đến tương lai với một hành trình không thiếu mẹ!

Khánh thành cầu nông thôn trị giá 360 triệu đồng

Trưa ngày 8/1, Hội Chữ thập đỏ huyện Kế Sách tổ chức khánh thành cây cầu số 18 tại Ấp 12, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Đến dự có ông Hứa Văn Khương - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Kế Sách; lãnh đạo chính quyền địa phương.

Giá bưởi xuống thấp - Hợp tác xã trồng bưởi lo lắng

Niềm vui rạng ngời thể hiện trên gương mặt của nhiều thành viên Hợp tác xã Bưởi Thành Công, xã Kế Thành, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) khi chia sẻ cùng chúng tôi trái bưởi da xanh, bưởi 5 roi của hợp tác xã vừa được tái công nhận đạt 4 sao OCOP. Vui mừng là thế, nhưng nỗi lo của Ban Giám đốc hợp tác xã cũng rất lớn, cùng với suy nghĩ là làm cách nào để duy trì, giữ vững diện tích bưởi trong hợp tác xã, bởi giá bưởi xuống thấp, thành viên không còn mặn mà đầu tư vào khu vườn, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trong thời gian tới.

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế cho hợp tác xã

Từ việc chú trọng xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã (HTX) đã mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho thành viên, thúc đẩy HTX phát triển ổn định, bền vững.

Công an huyện Kế Sách tập trung thực hiện cao điểm '90 ngày, đêm'

Thực hiện cao điểm '90 ngày, đêm' vận động, tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Kế Sách (Sóc Trăng) luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu 'Tiến đến công dân số trên toàn địa bàn huyện'.

Bước tiến của huyện Kế Sách trong sản xuất nông nghiệp

Để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, ngay từ đầu năm, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tập trung triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nông nghiệp. Trong 9 tháng năm 2023, huyện đạt được kết quả nhất định, giá trị sản lượng thu hoạch bình quân trên 1ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 200 triệu đồng; tỷ lệ diện tích vườn cây ăn trái có hiệu quả kinh tế chiếm hơn 55% (lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/ha/năm).

Quan tâm chăm lo đời sống hội viên cựu chiến binh

Các cấp hội cựu chiến binh (CCB) huyện Kế Sách (Sóc Trăng) luôn nhận thức rằng, khi cán bộ, hội viên có cuộc sống ổn định thì mới có điều kiện tham gia vào các phong trào, công tác hội và ngày càng gắn bó hơn với tổ chức hội. Vì thế, thời gian qua, các cấp hội trong huyện luôn quan tâm chăm lo đời sống cho hội viên, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội.

Lật xe tải trên đường Hồ Chí Minh, một người tử vong tại chỗ

Xe tải chạy trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam bất ngờ tự lật khiến một người tử vong, hai người bị thương nặng.

Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi - Những nhân tố tạo sức lan tỏa

Phong trào 'Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững' là 1 trong 3 phong trào trọng tâm do Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989. Qua 34 năm, phong trào đã phát triển trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Từ đây xuất hiện nhiều gương sáng nông dân đã và đang đóng góp tích cực vào mọi lĩnh vực đời sống, xây dựng hình ảnh đẹp của người nông dân trong thời kỳ hội nhập.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, áp dụng tiêu chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến, chuyển giao và ứng dụng công nghệ. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tăng cường liên kết tiêu thụ để nâng giá trị trái cây sau thu hoạch

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) là một trong những địa phương có thế mạnh về các loại cây ăn trái và cũng là vùng trồng cây ăn trái trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng, với diện tích hơn 18.000ha (chiếm hơn 50% diện tích cây ăn trái của tỉnh). Do diện tích trồng cây ăn trái lớn nên sản phẩm sau thu hoạch lên đến hàng ngàn tấn/năm, đáp ứng tốt thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Sóc Trăng tập trung huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1

Năm học 2023 - 2024, tỉnh Sóc Trăng tập trung huy động học sinh ra lớp, đặc biệt là 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.

Tôn vinh nhiều gương điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Ngày 10/8, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh năm 2023.

Sản xuất vú sữa rải vụ đáp ứng nhu cầu thị trường

Vú sữa tím rất được thị trường ưa chuộng và đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vú sữa tím chỉ có mùa vụ chính vụ trong năm. Để đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang phối hợp huyện Kế Sách triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhà vườn canh tác vú sữa rải vụ, kéo dài thêm một vài tháng để cung ứng ra thị trường.

Liên kết tiêu thụ tạo đầu ra ổn định, bền vững cho trái vú sữa

Sóc Trăng có diện tích cây ăn trái gần 29.000ha, được trồng tập trung tại các huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Châu Thành, Cù Lao Dung, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm. Trong các loại trái cây đặc sản, gồm: nhãn, bưởi da xanh, bưởi năm roi, xoài, sầu riêng..., trái vú sữa đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Để đưa được trái vú sữa 'xuất ngoại', ngoài việc luôn đảm bảo chất lượng của trái theo yêu cầu của nhà nhập khẩu thì khâu liên kết với công ty tiêu thụ được xem là yếu tố quan trọng, giúp trái vú sữa xuất khẩu thuận lợi.

Hợp tác, liên kết để phát triển sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hướng đến phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã làm nòng cốt, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, từng bước nâng cao giá trị nông sản.

Sạt lở bờ sông ở Sóc Trăng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng

Tình hình sạt lở bờ sông ở Sóc Trăng ngày càng xảy ra nghiệm trọng và phức tạp, với tần suất ngày càng nhiều, gây thiệt hại đến tuyến lộ giao thông nông thôn, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.

Kinh nghiệm cho vú sữa ra trái rải vụ ở Kế Sách

Áp dụng quy trình canh tác rải vụ cây vú sữa rải vụ ở Kế Sách có hiệu quả. Đây là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà vườn.

Xã Xuân Hòa phát triển trồng mít ruột đỏ

Những năm gần đây, mít ruột đỏ là một trong những loại trái cây có giá bán tốt trên thị trường. Vì thế, nhiều nông dân tại xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã và đang phát triển trồng cây này theo hình thức trồng chuyên canh hay xen canh trong các vườn cây ăn trái với diện tích lên đến hàng trăm hécta, mang lại lợi nhuận cho nhiều nông hộ.

Thầy giáo Sóc Trăng hiến 1.700m2 đất xây trường

Thầy Phan Văn Mãi, giáo viên Trường Tiểu học Trinh Phú 3, xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) vừa dạy giỏi, vừa năng nổ công tác xã hội hóa GD.

Thăm, chúc tết Chôl Chnăm Thmây năm 2023 các chùa Khmer ở huyện Kế Sách

Nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây năm 2023 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều ngày 11/4, đoàn công tác tỉnh Sóc Trăng do Đại tá Bùi Quốc Khánh - Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết tại các chùa trên địa bàn huyện Kế Sách. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Lê Vũ Đức - Bí thư Huyện ủy Kế Sách.

Sóc Trăng chủ động ứng phó với hạn, mặn

Theo dự báo của Viện khoa học thủy lợi miền Nam, mùa khô năm 2022-2023, hạn mặn có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các vùng ven biển và vùng chuyên sản xuất cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng.

Kế Sách chuẩn bị sẵn sàng cho sầu riêng 'xuất ngoại'

Diện tích trồng sầu riêng của huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hơn 1.250ha, trong đó diện tích cho trái hơn 740ha, với sản lượng trái hàng ngàn tấn/năm. Sầu riêng được bán chủ yếu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận nên giá bán phụ thuộc phần lớn vào thị trường tiêu thụ, dẫn đến giá không ổn định. Để giúp nhà vườn trồng sầu riêng có thị trường tiêu thụ sau thu hoạch ổn định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Kế Sách đã xây dựng mã vùng trồng trên trái sầu riêng tại Hợp tác xã Hưng Lợi 1 và hỗ trợ mời gọi công ty đến ký kết hợp đồng thu mua trái sầu riêng xuất khẩu.

Ứng dụng trang thiết bị hiện đại để 'nâng tầm' sản phẩm OCOP

Bắt nhịp xu thế phát triển của thời đại 4.0, nhiều chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã và đang đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, qua đó đã 'nâng tầm' sản phẩm OCOP.

Vú sữa tím Kế Sách vào thị trường Mỹ nhờ liên kết sản xuất hiệu quả

Với việc liên kết sản xuất, nhiều nhà vườn trồng vú sữa tím ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng không chỉ bán được giá cao, ổn định mà còn đưa sản phẩm vú sữa tím của địa phương xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Cần xử lý nghiêm hành vi bao chiếm lại đất sau khi cưỡng chế

Hành vi bao chiếm lại đất sau khi cưỡng chế không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án mà còn gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Nếu hành vi này không được xử lý kịp thời, triệt để, sẽ 'sản sinh' ra nhiều vụ việc khác. Đây là thực trạng gây đau đầu của huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện nay.

Quà tặng 20/11 của các em học sinh vùng sâu

Những ngày này, nhiều phụ huynh và học sinh đã chuẩn bị quà để thay lời muốn nói tri ân thầy cô giáo. Tuy khác nhau về sự chuẩn bị nhưng tất cả đều có điểm chung thể hiện sự kính yêu những nhà giáo dìu dắt lớp trẻ, 'gieo trồng' những hạt mầm tri thức. Và học sinh ở vùng sâu cũng vậy, các em có cách riêng để biểu hiện sự yêu mến của mình dành cho thầy giáo, cô giáo.

Mở rộng diện tích trồng cây vú sữa tím xuất khẩu

Trái vú sữa tím của tỉnh Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ở cả một số thị trường trên thế giới. Loại trái cây đặc sản này đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2018. Phát huy những thành quả đạt được, người dân một số địa phương trên địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đang mở rộng diện tích trồng cây vú sữa tím, đặc biệt là giống vú sữa tím tứ quý (cho trái quanh năm) nhằm đảm bảo sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.