Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

Chiều ngày 2/2, Đoàn cán bộ tỉnh gồm các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Thanh Quang - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã đến thăm, chúc Tết Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An chúc tết Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh

Chiều 31/01, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An - Nguyễn Thanh Hải cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết, tặng quà cho Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.

Đồng Tháp nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cấp Tiểu học

Sau 2 ngày tập huấn, giáo viên âm nhạc cấp Tiểu học được trải nghiệm sáo trong chương trình tập huấn nhạc cụ sáo Recorder và kèn Pianica.

Đồng hành cùng trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ bị hạn chế nhiều về giao tiếp, tương tác xã hội, kể cả với cha mẹ. Các em dường như chỉ sống trong một thế giới của riêng mình, tách biệt hẳn với những người xung quanh. Điều này đòi hỏi cha mẹ, người thân, thầy, cô giáo phải có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.

Ký ức về ngôi trường 'có một không hai' ở Bắc Tây Nguyên-Kỳ cuối: Trưởng thành từ 'mái nhà chung'

Hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau 11 năm tồn tại, Trường Nuôi dạy con liệt sĩ, thương binh không nơi nương tựa tỉnh Gia Lai-Kon Tum đã chắp cánh cho một thế hệ học trò bay cao, vươn xa trên các cương vị công tác sau này hoặc chí ít cũng trở thành những công dân tốt. Đó là niềm tự hào của cả thầy và trò nhà trường trong những cuộc hội ngộ xúc động.

Ký ức về ngôi trường 'có một không hai' ở Bắc Tây Nguyên-Kỳ 2: Sâu đậm nghĩa thầy trò

Khi chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 66 Ngô Quyền (TP. Kon Tum), thầy Nguyễn Công Khóa-nguyên Hiệu trưởng Trường Nuôi dạy con liệt sĩ, thương binh không nơi nương tựa tỉnh Gia Lai-Kon Tum đã đứng chờ sẵn trước sân. Và rồi, những câu chuyện sống động trở về từ ký ức đã minh chứng rằng, những lúc khó khổ nhất, tình nghĩa thầy trò càng đẹp đẽ, sâu đậm hơn bao giờ hết.

Ký ức về ngôi trường 'có một không hai' ở Bắc Tây Nguyên: Kỳ 1-Tìm dấu trường xưa

Mới đây, P.V Báo Gia Lai có dịp tiếp cận một văn bản quý đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh, đó là Quyết định số 108/QĐ của UBND cách mạng tỉnh Gia Lai-Kon Tum về việc thành lập Trường Nuôi dạy con liệt sĩ, thương binh không nơi nương tựa của tỉnh vào năm 1976. Qua nỗ lực tìm kiếm nhân chứng liên quan, chúng tôi đã ghi nhận nhiều thông tin lý thú về ngôi trường chuyên biệt ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Tuy thời gian hoạt động chỉ kéo dài 11 năm nhưng trường đã để lại những dấu ấn khó quên.

Lời chối tội bất thành

Khi bị truy bắt, đối tượng nhanh tay vứt bỏ số ma túy cất giấu trong người. Sau đó, đối tượng thừa nhận có tàng trữ ma túy nhưng khi ra tòa nhất quyết phản cung, chối tội và khẳng định số ma túy đó không phải của mình.

Những 'người mẹ' đặc biệt của trẻ em khuyết tật

Không chỉ dạy dỗ, chăm sóc, rèn luyện cho học sinh (HS) những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tại ngôi trường của những 'HS đặc biệt', các cô giáo phải có tình yêu thương chân thành mới đủ sự nhẫn nại, tận tâm để vượt qua khó khăn, từng ngày đồng hành, dìu dắt các em trưởng thành.

Phát triển phong trào thể dục - thể thao trong trường học: Sân chơi bổ ích cho giáo viên và học sinh

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các trường học còn quan tâm đẩy mạnh phong trào thể dục - thể thao (TDTT), góp phần nâng cao thể lực, tạo nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh để giáo viên (GV), học sinh (HS) phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ.

Người thầy của những học sinh đặc biệt

Sau nhiều năm giảng dạy trong môi trường sư phạm bình thường, năm 2018, cô Dương Hải Âu (SN 1987) chuyển sang môi trường giáo dục đặc biệt. Hiện cô dạy Mỹ thuật tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Long An.

Chương trình, dự án phi chính phủ: Góp phần tiếp sức cho nhiều lĩnh vực, địa phương

Mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng 6 tháng đầu năm 2021, các tổ chức phi chính phủ (PCP) vẫn có nhiều hoạt động tài trợ cho tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường,...

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tặng quà Tết ở Sóc Trăng

Sáng ngày, 3/2, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm, chúc Tết và trao tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sóc Trăng.

Cà Mau: Quan tâm, hỗ trợ công tác Giáo dục hòa nhập

Đoàn công tác của UBND tỉnh Cà Mau do Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.

Lấy yêu thương lấp đầy khoảng trống

Các bậc làm cha làm mẹ chỉ mong muốn con cái khỏe mạnh, trưởng thành. Nhưng vì bệnh tật, những đứa trẻ bị dị tật, không phát triển bình thường khiến cho cuộc sống gia đình thay đổi. Nhìn con mà thêm xót xa, nhưng gia cảnh lại khó khăn, họ chỉ còn biết dùng tình yêu thương để xoa dịu những thiếu hụt của con. Trước những hoàn cảnh trên, các ngành, đoàn thể cũng đã đến thăm và sẻ chia phần nào khó khăn của gia đình và mong muốn góp thêm tình thương lấp đầy khoảng trống.

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh

Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các trường học vùng biên giới của Lào Cai đã và đang được triển khai tích cực dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của ngành Y tế, đảm bảo an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sự tiến bộ của các em là phần thưởng lớn nhất

Mới ngày nào ra trường chập chững bước vào nghề, nay cô giáo Nguyễn Thị Thu Vân - Tổ trưởng Tổ 1 (học sinh chậm phát triển), Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh đã có 17 năm kinh nghiệm với nghề. Học trò của cô giáo Vân là những trẻ khuyết tật, nên điều mà cô hướng đến là sự tiến bộ của các em học sinh, cô xem đó là phần thưởng cho sự cố gắng và nỗ lực của mình.

Cần lắm sự sẻ chia để cuộc sống thêm ý nghĩa

Những trẻ khuyết tật cũng như bao đứa trẻ khác cần sự quan tâm và ấp ủ những ước mơ. Những ước muốn ở tương lai thường dễ thực hiện với những trẻ bình thường khi trưởng thành nhưng với trẻ khiếm khuyết là cả một quá trình cố gắng. Và cần lắm sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng để giúp các em vơi đi phần nào bất hạnh, viết lên những điều ý nghĩa trong cuộc sống.