Quảng Ngãi chuẩn bị có thêm một thị trấn mới

Sau 10 năm dời trung tâm huyện lỵ về xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh sẽ có thị trấn mới cùng tên trong thời gian tới, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên xã của Tịnh Hà và một phần xã Tịnh Sơn.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Thời gian qua, huyện Sơn Tịnh đã chú trọng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo ra các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu. Qua đó, góp phần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi giá trị.

Trung tướng Phạm Kiệt và Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là một mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Người có những đóng góp quan trọng làm nên bản hùng ca bất tử ấy là Trung tướng Phạm Kiệt, một người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà. Ông là người nêu ý kiến duy nhất với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về thay đổi cách đánh trong trận Điện Biên Phủ và đã mang lại thắng lợi vẻ vang.

Viếng hương, tri ân Trung tướng Phạm Kiệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 4/5, Đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến viếng hương, thăm hỏi thân nhân Trung tướng Phạm Kiệt và thân nhân Liệt sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại huyện Sơn Tịnh. Cùng đi với Đoàn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở LĐ-TB&XH và Hội Cựu chiến binh tỉnh.

Nhân chứng biệt khu in tờ bạc Cụ Hồ giữa rừng

Ngày 18/01/2024, khuôn in tiền tín phiếu mệnh giá 50 đồng lưu tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi được công nhận là bảo vật quốc gia. Thời Pháp thuộc, người dân vùng tự do gọi tín phiếu là tờ bạc Cụ Hồ. Theo đó, vào năm 1947, thực dân Pháp đã đánh chiếm (lần 2) vùng Nam Bộ và từ Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai cô lập vùng tự do của Việt Minh (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và một phần Quảng Nam). Người dân vùng tự do không thể sử dụng tiền của Pháp hay của triều đình nhà Nguyễn nên Chính phủ đã cho phép vùng tự do in tín phiếu để lưu thông như tiền tệ.

Tự hào là y tá chiến trường

Trong những năm tháng chiến tranh, nhiều y sĩ, y tá ở Quảng Ngãi đã xông pha giữa mưa bom, bão đạn để vận chuyển, cứu chữa cho thương binh. Dẫu không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng sự hy sinh của họ góp công sức không nhỏ cho ngày dân tộc toàn thắng.Cõng thương binh dưới làn bom đạnTừ thuở đạn bom, đến thời hòa bình Ý THUTIN, BÀI LIÊN QUAN:

Giữ nghề rèn làng Minh Khánh

Với người dân làng Minh Khánh (xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), làm rèn tuy vất vả nặng nhọc, nhưng họ vẫn kiên trì bám nghề, không chỉ vì mưu sinh mà còn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.

Thế hệ giữ lửa nghề ở làng rèn hơn 300 năm tuổi ở Quảng Ngãi

Làng rèn Minh Khánh, xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) có hơn trăm lao động làm nghề, nhiều người trong số đó là thế hệ thứ 4 nối tiếp với nghề.

Trải qua hơn 3 thế kỷ, đến nay làng rèn Minh Khánh (xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn liên tục đỏ lửa, tiếng búa chan chát, tiếng mài, tiếng dập… vang lên liên hồi. Những người thợ ở làng rèn vẫn miệt mài từ sáng sớm đến đêm muộn bên lò than rực lửa.

Xã hội hóa việc dồn điền, đổi thửa

Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) bằng hình thức xã hội hóa giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, mang lại hiệu quả cao.

Trung tướng Phạm Kiệt: Một bản lĩnh, một nhân cách lớn

Trong đội ngũ tướng lĩnh Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc từ 1945-1975, Trung tướng Phạm Kiệt là một vị tướng đặc biệt. Điều đặc biệt đó, không chỉ vì ông là Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ huyền thoại, khiến kẻ thù khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên Tê-đơ (T.deux, T2, bí danh của đồng chí Phạm Kiệt), một học trò gần gũi của Bác Hồ, được Người dành cho tình cảm và niềm tin đặc biệt, được Người tặng cho 3 bảo vật vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - 1954, mà ở ông, còn có mối quan hệ sâu sắc và thân tình với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, một nhân duyên lớn, mẫu mực về tình bạn chiến đấu, tình cảm chân thật, trọn vẹn nghĩa tình của ba vị tướng - ba con người huyền thoại...

Làng rèn 300 năm đỏ lửa bên dòng Trà Khúc

Khoa học phát triển, sản phẩm công nghệ được tạo ra với giá thành rẻ đã 'đánh gục' nhiều ngành nghề truyền thống. Song ở Quảng Ngãi có một làng nghề rèn hơn 300 năm tuổi vẫn tồn tại nhờ bí quyết riêng cha ông truyền lại.

Về làng rèn từng vang danh một thuở

Trải qua hơn 300 năm, nghề rèn Tịnh Minh được nối tiếp từ đời này sang đời khác. Nơi này, tiếng đập búa đã trở thành âm thanh không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều thế hệ.

Truyền nhân làng rèn Tịnh Minh quanh năm đỏ lửa

Từ sáng sớm đến đêm khuya, những tiếng búa vẫn liên tục vang lên qua nhiều đời tại làng rèn Tịnh Minh, nơi sản xuất ra các sản phẩm nông cụ, dao, kéo phục vụ đời sống người dân nhiều tỉnh thành miền Trung- Tây nguyên.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Võ Văn Quỳnh thăm các đảng viên trên 70 năm tuổi Đảng

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2024), ngày 3/2, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Võ Văn Quỳnh đã đến thăm, tặng quà và động viên các đảng viên trên 70 năm tuổi Đảng và đảng viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Tịnh. Cùng đi có Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh Nguyễn Công Hoàng.

Podcast Bản tin Mặt trận sáng 28/1

Bản tin Mặt trận sáng 28/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính sau đây: Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh tặng quà Tết tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum); Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đến thăm, chúc Tết chức sắc, nhân sĩ, trí thức tại TP HCM; Phiên chợ 0 đồng: Mang Tết đến với người nghèo; 'Xuân đoàn kết - Tết đong đầy'...

Thăm, tặng quà Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo

Sáng 27/1, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Võ Văn Quỳnh đã thăm, tặng quà Tết cho các gia đình chính sách, hộ nghèo tại huyện Sơn Tịnh và TP.Quảng Ngãi.