Chợ đặc biệt nơi Cổng Trời

Đường lên 'Cổng Trời' Trung Lý (Mường Lát), du khách sẽ bắt gặp 'chợ cóc' nho nhỏ của những người phụ nữ dân tộc Mông nằm chênh vênh nơi góc núi, bán 'đặc sản' núi rừng, từ bó rau cải mèo, cái hoa chuối rừng... đến con gà, con ốc... Điều mà cách đây chừng mươi năm trước chưa bao giờ có ở huyện vùng cao này.

Làng học sinh: Nơi chắp cánh những ước mơ vượt núi

Làng học sinh giờ đã rợp bóng cây xanh. Từ ngôi làng này, nhiều thế hệ đã vượt qua những ngọn núi, đi tìm tương lai.

Ông chủ 9X người Thái trên vùng đất khó

Những người dân ở bản Din, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn gọi Hà Văn Thương là Thương 'gà' để phân biệt với người đàn ông tên Thương khác ở địa phương. Gọi như thế bởi anh là chủ của trang trại gà lớn nhất huyện Quan Sơn.

Bập bềnh theo con nước

Ông bà ta có câu 'Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo' hay 'Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc'. Ý nói, nghề nuôi cá mang nhiều lợi nhuận, rất nhanh giàu. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ tại xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn có thật sự 'dễ ăn' hay lại bấp bênh, may rủi như đánh bạc.

Người đưa cây mắc ca lên vùng đất khó

Thiên Phủ vốn được mệnh danh là vùng đất khó của huyện Quan Hóa. Nhưng với ông Hà Văn Thính, sinh năm 1963, ở bản Chong, xã Thiên Phủ lại khác, ông đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây luồng sang cây mắc ca, mang nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thành công của ông đã chứng minh hiệu quả kinh tế của cây mắc ca trên vùng đất Quan Hóa, phù hợp với tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiềm năng phát triển du lịch leo núi ở Pù Luông

Những năm gần đây, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông trở thành một điểm đến có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiều người tìm đến đây để được hòa mình vào thiên nhiên thông qua hành trình chinh phục đỉnh Pù Luông.

Tết của những người giữ rừng

Tết đang đến gần cũng là lúc mọi người chuẩn bị hành trang về sum vầy cùng gia đình, bạn bè, người thân. Thế nhưng đâu đó trong sương khói của 'đại ngàn' vẫn còn có những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng. Với họ, tết cũng gắn với rừng.

Những người hùng thầm lặng 'gác cổng' sinh tồn cho người bệnh

Có một thực tế, hầu hết các bệnh nhân đều nhớ mặt, tên bác sĩ mổ, thậm chí có người còn cả đời mang ơn bác sĩ mổ cho mình. Thế nhưng ít người biết được khâu gây mê quyết định rất lớn đến thành công của một ca phẫu thuật. Họ chịu trách nhiệm đầu tiên về an toàn và khả năng sống của người bệnh. Thế nên, người trong nghề thường nói: 'Bác sĩ gây mê là người thức canh cho bệnh nhân ngủ'.

Những chuyến xe chở sự tử tế

Tất cả các bệnh nhân đi khám, lấy thuốc, điều trị bệnh... chỉ cần có sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án, đơn thuốc của bác sĩ hoặc bất kỳ một giấy tờ liên quan đều được nhà xe Minh Quý, chuyên chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hóa, miễn phí hoàn toàn. Hành động này không chỉ lan tỏa sự yêu thương mà còn giúp những người mắc bệnh cảm thấy ấm lòng và có thêm nghị lực để chống chọi với bệnh tật.

Những phiên khúc cá mòi

Tháng 3, trời đất vẫn còn vương chút rét lộc, song nắng đã hừng lên ửng vàng trên những ngọn cây. Nước biển ấm áp, rủ rê những con cá mòi béo tròn tung tăng dọc ngang các bãi cạn ven biển kiếm ăn. Với ngư dân, mùa cá mòi nào cũng mang lại ấm no bởi loài cá này dễ đánh bắt, tiêu thụ nhanh, do thịt cá ngon lại dễ chế biến.

Cá khoai về, mang tết đến

Khi những cơn gió bấc thổi từ phía biển, luồn cái lạnh tê tái vào từng khe cửa cũng là lúc người dân ven biển bước vào mùa cá khoai. Năm nay, cá khoai được giá, giúp nhiều hộ gia đình chuẩn bị một cái tết no ấm.

Độc đáo Tết cúng thuyền truyền thống của ngư dân

Hằng năm, cứ vào cuối tháng chạp, đầu năm mới, ngư dân lại tổ chức lễ 'Tết thuyền' (cúng thuyền vào dịp tết). Ngay từ tờ mờ sáng, họ đã chuẩn bị mâm cỗ để mang lên tàu cho 'thầy cúng', là những lão ngư trong làng thực hiện nghi lễ. Họ xem đây là việc tri ân 'người bạn' thuyền đã cùng họ vươn khơi đánh bắt trong một năm qua và cầu mong năm mới được mùa 'lộc biển'.