Chiến thắng của đoàn kết toàn dân

Trong trận quyết chiến chiến lược, Thanh Hóa huy động cao nhất sức người, sức của, cùng các mặt trận phối hợp, cả nước hướng về Điện Biên Phủ. Khát vọng hòa bình, độc lập, tự do đã quy tụ, nhân thêm sức mạnh đoàn kết toàn dân, làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

THIÊN SỬ VÀNG CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC (*): Tất cả cho tiền tuyến

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng trăm ngàn người trên mọi miền đất nước đã trực tiếp tham gia chiến dịch với khẩu hiệu 'Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Sơn La với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Ngày 25/4, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học 'Sơn La với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và một số vấn đề phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh', nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Nghệ An đã đóng góp nhiều sức người, sức của, lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Đội quân xe thồ lên Điện Biên

Sau tết Giáp Ngọ 1954, ngày mồng 5 tháng Giêng, xã đội triệu tập hơn 40 anh em biết đi xe đạp trong đại đội dân quân thường trực của xã họp khẩn cấp. Ai cũng cho là có chuyện tổng động binh. Sau khi nghe lời tuyên bố lý do của ông xã đội trưởng, chúng tôi mới rõ: 'Ủy ban Kháng chiến hành chính huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ra lệnh điều động một trung đội dân quân xe thồ của Thiệu Đô tập trung tại huyện để thành lập đại đội dân công tiếp vận đường dài phục vụ chiến dịch đánh lớn'.

Thanh niên xung phong - Lực lượng Anh hùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, có trên 16.000 đội viên Thanh niên xung phong ngày đêm sát vai cùng bộ đội phục vụ chiến đấu và có hơn 8.000 cán bộ, đội viên lập công xuất sắc.

Cận cảnh chiếc xe đạp thồ 'huyền thoại' trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc (thị xã Thanh Hóa) đạt kỷ lục vận chuyển 345,5kg/chuyến, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Hiện vật đặc biệt của 'nhà vô địch xe thồ hàng' trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Hình ảnh từng đoàn xe đạp thồ băng rừng, vượt suối tới Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng bất tử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam nói chung và quân dân Thanh Hóa nói riêng

Những hiện vật về Chiến dịch Điên Biên Phủ ghi dấu những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa

Nhiều hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa ghi dấu những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Chiếc xe đạp huyền thoại của người Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm, chiếc xe đạp thồ đóng vai trò quan trọng, trở thành biểu tượng đẹp của nhân dân Việt Nam nói chung, quân và dân Thanh Hóa nói riêng.

Lần theo con đường tải lương lên Điện Biên Phủ

Gần 2/3 ngày đường từ TP Thanh Hóa, trên chuyến xe 16 chỗ bon bon, chúng tôi mới đến được TP Điện Biên Phủ. Đó là chiếc ô tô hiện đại với lái xe chuyên nghiệp, thường xuyên duy trì tốc độ 70 – 80km/giờ, lại đi trên các quốc lộ đã được bạt núi san đồi thênh thang rộng mở, thảm nhựa phẳng lỳ toàn tuyến. Tuy nhiên hơn 70 năm về trước, cũng cung đường ấy, nhưng là những tuyến nhỏ hẹp, đa phần là băng rừng sâu, vượt núi thẳm vùng Tây Bắc với dốc đá lởm chởm, trơn trượt. Ấy vậy mà gần 179.000 dân công xứ Thanh vẫn rầm rập ngày đêm, vừa tránh bom đạn của máy bay địch, vừa mở đường, gánh gạo, thồ lương thực, vũ khí đạn dược với những chuyến đi cả tháng trời để tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ.

'Chính Nhân dân mới là người tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần'

Chấp nhận lời 'khiêu chiến' của thực dân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử được Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Trong đó, công tác hậu cần, vận chuyển quân lương và mở đường, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

Nhớ về một thời 'chị gánh, anh thồ'

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến không ngại hiểm nguy gian khó tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược… góp phần quan trọng làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Giờ đây, những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi năm nào phần lớn đã trở về với cát bụi, số còn lại cũng đã quá tuổi 'cổ lai hy', song ký ức về những ngày tháng gian khổ mà hào hùng cách đây 70 năm không bao giờ phai mờ.