Để nông thôn mới ở vùng cao không chỉ là danh hiệu: Vị đắng của... thoát nghèo

Hơn 3 năm sau khi các quyết định có hiệu lực, tại một số địa phương vùng cao, đời sống người dân vốn khó khăn nay càng gian nan hơn khi không được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước do đã ra khỏi diện vùng 'Đặc biệt khó khăn'.

'Con chữ' ở trọ

Cuộc sống khó khăn khiến hơn 100 đứa trẻ xa trường vẫn đang phải ở trọ tìm con chữ trong những ngôi nhà tuềnh toàng, thiếu thốn nơi núi rừng biên viễn... Nhưng trong trùng trùng khó khăn ấy, vẫn toát lên hy vọng như lời của cô học trò nghèo Lang Thị Ly đang phải trọ học ở nơi này: 'Cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai này có thể thoát ly, cuộc sống đỡ vất vả'.

Học sinh Trường Dự bị đại học Dân tộc TƯ phải ở lại trường ôn thi dịp nghỉ lễ

Lãnh đạo trường cho rằng, không cấm học sinh nghỉ lễ nhưng là nghỉ tại chỗ để học sinh có thời gian tập trung cho hoạt động ôn thi cuối khóa.

Không quy định hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất

Bà Lường Thị Phương Trang (Sơn La) đang làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng 270 m2 đất trồng cây lâu năm sang đất ở tại nông thôn. Nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng, Giấy chứng nhận đứng tên cá nhân bà Trang và đã được UBND huyện ra quyết định cho phép chuyển mục đích.

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri về giải quyết chế độ cho cựu thanh niên xung phong

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri về giải quyết chế độ cho cựu thanh niên xung phong; miễn, giảm học phí cho học sinh dân tộc thiểu số.

Đắk Nông: Học phí năm học 2023-2024 tối đa là 405.000 đồng/học sinh

Nghị quyết số 24/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đắk Nông khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026 có nội dung không tăng học phí năm học 2023-2024.

Khi thôn, bản ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn: Chuyện vui hay buồn

Tam Thanh (Quan Sơn) là xã biên giới, còn nhiều khó khăn với 98% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Tam Thanh có 8 bản, trong đó có 5 bản biên giới. Hiện nay Tam Thanh còn 2 bản đặc biệt khó khăn (bản Mò, bản Pa) và 6 bản đã ra khỏi bản đặc biệt khó khăn.

Đắk Nông dự kiến không tăng học phí năm học 2023-2024

UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 12/12 thông qua nội dung không tăng học phí năm học 2023-2024.

Chế độ ưu đãi học sinh căn cứ hộ khẩu hay nơi ở?

Cháu của bà Nguyễn Thị Viên (Lào Cai) đang là học sinh của trường THPT tại thị trấn của huyện Bảo Thắng. Cháu của bà có hộ khẩu tại nhà cô ruột ở vùng III, thôn đặc biệt khó khăn, nhưng hiện ở cùng bố mẹ và bà tại thị trấn Phố Lu.

Đa dạng hình thức truyền thông về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Để phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 92,75% dân số toàn tỉnh, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đạt 14,84%, ngành BHXH tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và đa dạng hóa các hình thức truyền thông chính sách BHXH, BHYT.

Truyền thông - 'chìa khóa' đưa chính sách bảo hiểm đi vào cuộc sống

Xác định công tác thông tin, truyền thông đóng vai trò quan trọng, được xem như

Khi chính sách hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn không còn: Tiếp tục 'nâng bước' em đến trường

Xoay quanh vấn đề khó khăn của học sinh các xã, thôn, bản thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), không còn được thụ hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông/bà: Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa; Tôn Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng Phòng Chính sách và Tuyên truyền, Ban Dân tộc tỉnh; Lâm Anh Tuấn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân về những giải pháp, đề xuất của các ban, ngành, địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, tiếp tục 'nâng bước' em đến trường.

Gian nan khi xã, thôn thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn

Khi xã, thôn thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), nghĩa là đời sống của người dân, kinh tế - xã hội của địa phương đang dần cải thiện, tuy nhiên song hành với những điều 'được' thì 'mất' cũng không ít. Bởi nhiều chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đang bị ảnh hưởng, trong đó có hàng nghìn học sinh đã không còn chính sách hỗ trợ khi đến trường.

Đak Đoa: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả

Ngày 10-11, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thì tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả thay đổi 'nếp nghĩ, cách làm' góp phần xóa bỏ các định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em năm 2023.

Tăng cường tuyên truyền về chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình MTQG 1719

Dự án 3 về 'Hỗ trợ phát triển sản xuất là một dự án thành phần' bao gồm nhiều hoạt động với nhiều cơ chế, chính sách. Để triển khai hiệu quả Dự án 3, tỉnh Sơn La đã tăng cường công tác tuyên truyền để chính quyền cơ sở và người dân hiểu đúng, hiểu đủ về chính sách có ý nghĩa then chốt.

Tiếp thêm động lực cho giáo dục vùng sâu, vùng xa

Tại kỳ họp này, một trong số những nội dung được các đại biểu, cử tri, Nhân dân trên địa bàn hết sức quan tâm, dành nhiều kỳ vọng chính là việc HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất quyết nghị tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh cho đối tượng ở các xã đã ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn đã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi: Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hơn 200 hộ dân

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong 9 tháng năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 231 hộ dân tộc thiểu số.

Từng bước mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, số thẻ BHYT bị cắt giảm 139.638 người (trong đó có 135.271 người là đồng bào DTTS, 4.367 người sống ở vùng ĐBKK, đang sinh sống tại 58 xã không thuộc vùng KT-XH khó khăn, ĐBKK).

Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái

Ủy ban Dân tộc trả lời cử tri Yên Bái về kiến nghị đề nghị hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và sớm ban hành, hướng dẫn chế độ, chính sách về tiếp tục hỗ trợ đối với các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Giảm nghèo hay câu chuyện 'con kiến leo cành đa...' (Bài 2): 'Leo phải cành cụt'

Dù đã ra khỏi khu vực đặc biệt khó khăn (ĐBKK), nhưng cái 'được' lại chưa phải là vòng nguyệt quế; mà là nỗi ám ảnh về 'vòng kim cô' luẩn quẩn của thoát nghèo - tái nghèo. Bởi con đường thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu sẽ như cành đa... cụt, nếu không dựa trên nền tảng cơ bản là sinh kế, việc làm bền vững.

Giảm nghèo hay câu chuyện 'con kiến leo cành đa...' (Bài 1): Thoát khó, có thoát nghèo?

Thoát khỏi khu vực đặc biệt khó khăn, những tưởng sẽ 'chào đón' một tương lai mới. Song thoát vùng khó liệu có chắc sẽ thoát nghèo, khi mà các chính sách vốn là 'trụ đỡ' suốt hàng chục năm qua, cũng bị 'gỡ xuống'?

Các tỉnh phía Nam: Nhiều chỉ tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia vượt kế hoạch

Giai đoạn 2021-2023, tổng số vốn giao cho các tỉnh phía Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là trên 2.707 tỷ đồng, gồm trên 1.669 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và trên 1.037 tỷ đồng vốn sự nghiệp.

Nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là chương trình), tỉnh Quảng Nam đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương như nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng... có tính chất đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục và có hướng giải quyết kịp thời.

Một số giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ theo vùng, theo từng lĩnh vực. Ngày 15/2/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào còn nhiều mặt thiếu thốn và khó khăn.

Nỗ lực giảm nghèo ở các xóm đặc biệt khó khăn

Mặc dù đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh vẫn còn những xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Sóc Trăng nỗ lực giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng là tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đông nhất khu vực Tây Nam Bộ. Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, đã mang lại kết quả thiết thực, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất của đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; giúp đồng bào DTTS có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm làm việc tại Trà Vinh về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 25.7, Đoàn giám sát của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát 'Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030' làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh.

Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc tại tỉnh Trà Vinh

Ngày 25/7, Đoàn Giám sát của Quốc hội do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã làm việc tại tỉnh Trà Vinh về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Vẫn còn vướng mắc khi triển khai dự án

Nhiều dự án trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 1719) đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có những dự án, tiểu dự án còn gặp khó khăn, bất cập, khi triển khai cần được quan tâm tháo gỡ.

Xã lên nông thôn mới, HS không còn chế độ, GV thu nhập giảm, nhiều trăn trở

Nơi công tác đạt nông thôn mới, GV bậc 4 hạng 3 có lương và phụ cấp 8 triệu đồng. Trước đó, khi xã thuộc xã vùng III, GV có thu nhập 10 triệu đồng.

Linh hoạt các hình thức tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Sáng 12-7, tại Hà Nội, đồng chí Hầu A Lềnh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023.

Trụ sở trên địa bàn thôn đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi

Ông Nguyễn Trung Kiên (Tuyên Quang) là công chức tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện. Ông Kiên đề nghị được giải đáp về việc áp dụng chính sách quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ với trường hợp các thôn đặc biệt khó khăn tại xã Khu vực I.

Cần có chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh các xã đã thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn

Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 861) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16-9-2021 của Ủy ban Dân tộc (gọi tắt là Quyết định 612) ra đời đã khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Song, cũng không thể phủ nhận, các quyết định này đang có tác động đến công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bám sát thực tiễn, giải quyết vấn đề của đồng bào ngay từ cơ sở

Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban Dân tộc quan tâm đến một số vấn đề của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, cần bám sát thực tiễn, giải quyết vấn đề của đồng bào ngay từ cơ sở, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là các địa bàn xung yếu, biên giới và hải đảo.

Phải là những chuyển động thực tế

Chất vấn và trả lời chất vấn là một trong những kết quả nổi bật của Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua. Thông qua hoạt động này tiếp tục khẳng định tính hiệu quả, hiệu lực của chất vấn và trả lời chất vấn - một trong 7 hình thức giám sát tối cao của Quốc hội.

ĐBQH tiếp xúc cử tri huyện Lang Chánh, Bá Thước

Ngày 27-6, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đại biểu: Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại các huyện Lang Chánh, Bá Thước.

Gỡ vướng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, đang được triển khai và có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có những dự án, tiểu dự án còn gặp khó khăn. Để tháo gỡ vướng mắc, Ủy ban Dân tộc đã rà soát, lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương nhằm tháo gỡ những bất cập, giúp đồng bào nhanh chóng được thụ hưởng chính sách.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Sáng 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.

Khắc phục tình trạng thiếu đất ở, đất canh tác cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tiếp tục Chương trình làm việc, chiều 6/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Dân tộc.

Phú Yên: Triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Yên là địa bàn cư trú của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 DTTS, chủ yếu là các dân tộc Ê Đê, Chăm, Ba Na. Nhờ thực hiện kịp thời và đồng bộ các chính sách dân tộc, những năm gần đây, đời sống kinh tế, xã hội vùng DTTS và miền núi ngày càng có nhiều thay đổi tích cực.

Đắk Nông xem xét đề xuất tăng 5% học phí

Chiều 22/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về Dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm học 2023 - 2024.

Thường trực Hội đồng Dân tộc họp phiên mở rộng thẩm tra tình hình thực hiện chính sách dân tộc

Chiều 17.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đã chủ trì phiên họp Thường trực mở rộng, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2022.

Ra khỏi vùng khó, còn đó nhiều nỗi lo... (Bài cuối): Mong mỏi từ chính sách mới

Trong khó khăn do tác động từ Quyết định 861 và Quyết định 612, ở nhiều nơi đã xuất hiện cách làm hay, cho hiệu quả thiết thực ban đầu, mà câu chuyện ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Sơn Lư (Quan Sơn) là một điển hình.

Ra khỏi vùng khó, còn đó nhiều nỗi lo... (Bài 3): Ngổn ngang câu chuyện bảo hiểm y tế

Thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nhiều người dân đã không còn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Cuộc sống của nhiều người dân vốn đã khó, không có BHYT càng khiến nguy cơ tái nghèo hiện hữu mỗi khi họ ốm đau, bệnh tật.

Thái Nguyên: Hỗ trợ tới 500 triệu đồng cho xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao xóm, tổ dân phố

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 12 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hóa - khu thể thao xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023 - 2025.

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn Đắk Nông, năm học 2022-2023

Ngày 25/4/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, năm học 2022-2023.

Động lực cho Đắk Nông từ chương trình dân tộc và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình) là một trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Nông.

Các cấp hội phụ nữ tỉnh Điện Biên nêu cao vai trò, trách nhiệm, sáng tạo trong triển khai nội dung, hoạt động của Dự án 8

Đó là yêu cầu của đồng chí Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trong Hội nghị triển khai Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.