TP Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp khơi thông dòng vốn bất động sản

Ngày 29/5, tại diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2024 với chủ đề 'Khơi dòng vốn, đón cơ hội phục hồi', các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp giúp khơi thông dòng vốn thị trường bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu: Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, bình thường vào năm 2025

Năm 2023 cho thấy thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Dự báo, thị trường bất động sẽ tăng trưởng trở lại bình thường vào năm 2025 trở đi, do 'độ trễ' của các chính sách.

Khu kinh tế chuyên biệt 5300 ha của Hải Dương có gì đặc biệt?

Khu kinh tế chuyên biệt tỉnh Hải Dương sẽ có 7 phân khu chức năng với trọng tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics, đô thị và trung tâm đổi mới sáng tạo.

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành 'Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường'.

Tránh cách hiểu khác nhau khi Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống

Luật Đất đai 2024 với nhiều điểm mới được kỳ vọng tạo nên những tác động mạnh vào phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ngành chức năng cần có hướng dẫn, rà soát luật để tránh chồng chéo và có cách hiểu khác nhau khi thi hành luật.

Quy định đột phá vượt trội để phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô

Theo đại biểu, việc bổ sung, hoàn thiện các quy định mang tính đột phá, vượt trội của dự thảo Luật giúp cho khu công nghệ cao Hòa Lạc có nhiều hơn nữa cơ hội, lợi thể để phát triển...

Ủng hộ Thủ đô có cơ chế đặc thù nhưng cần thận trọng, tránh xung đột với luật khác

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển Thủ đô Hà Nội thành đô thị hiện đại; song cần rà soát kỹ lưỡng, thận trọng và đảm bảo không xung đột với quy định pháp luật khác.

Bảo đảm tương thích với Luật Đất đai về đấu giá, đấu thầu

ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình). Liên quan đến điểm a khoản 5 Điều 18, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về việc khi các cơ quan, cơ sở, đơn vị phải di dời, thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Theo tôi, quy định như vậy là chưa đủ mà nên bổ sung ý 'du lịch' sau 'văn hóa', cụ thể là 'nhằm phát huy giá trị văn hóa và du lịch'.

Đề nghị giải quyết khó khăn cho các thiết chế văn hóa, thể thao Thủ đô

Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng, hiện vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong phát triển văn hóa, không chỉ đối với văn hóa của Thủ đô mà còn với văn hóa của cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội đề nghị giải quyết khó khăn cho các thiết chế văn hóa, thể thao

Chiều 28/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

ĐBQH góp ý các điều khoản chi tiết của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều 28/5, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị, cần rà soát kỹ các điều khoản trong Dự Luật để tránh xung đột với các quy định hiện hành.

Cân nhắc quy định 'không mở rộng diện tích các bệnh viện hiện có' trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ông Nguyễn Quang Huân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đề nghị cân nhắc việc 'không mở rộng diện tích sử dụng đất của các bệnh viện hiện có' để không xảy ra tình trạng quá tải bệnh viện.

Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc các cơ quan đã tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Hồ sơ dự thảo Luật đã chuẩn bị công phu, đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị. Để hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Luật Thủ đô (sửa đổi) chặt chẽ, chất lượng và xứng tầm

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Cần những quy định thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực lĩnh vực lưu trữ

Cho rằng, quy định về người làm công tác lưu trữ trong dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy lần này còn quá chung chung, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, phải có giải pháp, quy định mang tính thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị các cấp.

THẢO LUẬN TỔ 10: NGHIÊN CỨU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ VŨ KHÍ THÔ SƠ, ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI, ĐỒNG BỘ VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Chiều 24/5, thảo luận Tổ 10 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Bạc Liêu) cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), đa số ý kiến đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật. Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về vũ khí thô sơ đảm bảo tính khả thi và đồng bộ, thống nhất giữa các điều khoản của dự thảo Luật và hệ thống pháp luật.

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHUYẾN NGHỊ NHÓM GIẢI PHÁP KHƠI DẬY NIỀM TIN, TINH THẦN LẠC QUAN CHO DOANH NGHIỆP

Kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ có 27% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh trong 2 năm tiếp theo, các doanh nghiệp quy mô càng nhỏ, độ lạc quan càng suy giảm. Theo ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, nguyên nhân là khả năng tiếp cận vốn, những rào cản về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh…. Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu nhóm chính sách phù hợp để khơi dậy niềm tin cho doanh nghiệp.

Thực thi hiệu quả, thực chất hơn các giải pháp về cải cách thể chế, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới

Thảo luận ở tổ sáng nay, 23.5, các đại biểu Quốc hội Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Bạc Liêu, Tiền Giang) đề nghị Chính phủ thực thi hiệu quả, thực chất hơn nữa các giải pháp về cải cách thể chế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững...

THẢO LUẬN TỔ 10: CẦN ĐƯA RA THÔNG ĐIỆP CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỤ THỂ VÀ THỰC THI THỰC CHẤT

Sáng 23/05, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023. Tổ 10 có 23 đại biểu, bao gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội: Bạc Liêu, Thái Bình và Tiền Giang.

ĐBQH Trịnh Xuân An: Đấu giá không giải quyết được giá vàng 'nhảy múa'

Theo ông Trịnh Xuân An, việc đấu giá để hạ giá vàng không phải là giải pháp tốt. Hướng đi đúng là phải sửa lại Nghị định 24, phải xem xét việc độc quyền vàng SJC.

'Khơi dòng vốn, đón cơ hội phục hồi' từ trạng thái pháp lý mới

Trong bối cảnh các nhà quản lý đang nỗ lực thúc đẩy nhanh sự thay đổi về mặt pháp lý, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp bất động sản sẽ tìm cách đón đầu cơ hội phục hồi như thế nào?

Khó thu hút nguồn lực, tổ chức vi mô gặp khó khăn về vốn

Tổ chức tài chính vi mô thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Thế nhưng, các tổ chức tài chính vi mô lại đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

Quốc hội chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - ông Bùi Văn Cường cho biết, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu chức danh Bộ trưởng Bộ Công an. Vì thế tại Kỳ họp lần thứ 7 này, Quốc hội chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Giải pháp nào để giá vàng không 'nhảy múa'?

Sáng 19/5, tại cuộc họp báo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, báo chí đã đặt câu hỏi về những giải pháp ổn định thị trường vàng, ngăn chặn giá vàng 'nhảy múa' như thời gian qua.

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.

Giá vàng là một trong chín nhóm nội dung kinh tế xã hội Quốc hội rất quan tâm

Nói về tình trạng 'giá vàng nhảy múa', Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho biết, đây là 1 trong 9 nhóm nội dung về kinh tế mà Ủy ban đã kiến nghị Chính phủ quan tâm…

Giải pháp nào để ổn định thị trường vàng?

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu khẳng định, để ổn định thị trường vàng cần phải có giải pháp tổng thể, dài hạn chứ không phải ngắn hạn.

Luật BHXH sửa đổi sẽ bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động, người nghỉ hưu

Các cơ quan của Chính phủ đang tính toán để bảo đảm quyền lợi của tất cả đối tượng và không thấp hơn mức lương cơ sở hiện nay khi thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1-7.

Bàn giải pháp quản lý đất đai hiệu quả hơn tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 14-5, diễn ra Hội thảo khoa học 'Quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp' do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Doanh nghiệp cũng phải tổ chức thực thi Luật Đất đai

Không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương mà chính các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị để thực thi tốt Luật Đất đai 2024.

Tác động của Luật đất đai 2024 đến môi trường Đầu tư và Doanh nghiệp

Chiều 12/5/2024, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) tổ chức Hội thảo: 'Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan - Tác động của Luật Đất đai 2024 đến môi trường đầu tư và doanh nghiệp'.

Hội thảo: 'Luật đất đai 2024 và các luật liên quan - Tác động của luật đất đai 2024 đến môi trường đầu tư và doanh nghiệp'

Chiều 12/5/2024, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội – HBA tổ chức Hội thảo: 'Luật đất đai 2024 và các luật liên quan - Tác động của luật đất đai 2024 đến môi trường đầu tư và doanh nghiệp'…

Nâng cao vị thế của ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam

Vừa qua, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Viet Nam Paper Day tại Thành phố mới Bình Dương với nhiều hoạt động nhằm cung cấp thêm các thông tin, giải pháp, hỗ trợ các doanh nghiệp giấy.

Để các chính sách mới về nhà ở xã hội đi vào cuộc sống

Chiều 10/5, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Quy định mới về nhà ở xã hội: Từ chính sách đến thực thi'.

Đưa các chính sách mới về nhà ở xã hội sớm đi vào cuộc sống

Chiều 10/5, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Quy định mới về nhà ở xã hội: Từ chính sách đến thực thi' nhằm phân tích tác động các quy định mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2023 đến các chủ thể liên quan; thảo luận, đóng góp vào quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định này để đưa các chính sách mới về nhà ở xã hội sớm đi vào cuộc sống.

Sắp diễn ra Hội nghị 'Doanh nghiệp VACOD - HBA - Hòa Bình 2024'

Chuỗi sự kiện Hội nghị 'Doanh nghiệp VACOD - HBA - Hòa Bình 2024' sẽ diễn ra từ ngày 11-13/5/2024, tại Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lâm Sơn (dự án Ivory Villas & Resort)...

Hải Dương tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024 cho báo cáo viên pháp luật

Sáng 8/5, Sở Tư pháp-cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Hải Dương tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2024.

Phát triển giao thông bền vững tại Việt Nam trong bối cảnh mới

Để đóng góp vào quá trình hoàn thiện 2 dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mà Kỳ họp thứ 7 sắp tới dự kiến sẽ thông qua, chiều 7/5, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Phát triển giao thông bền vững tại Việt Nam trong bối cảnh mới'.

Chủ động tiếp cận chính sách

Luật Đất đai năm 2024 dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn so với kế hoạch. Căn cứ chỉ đạo, Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai. Theo đó, đã đưa ra các biểu thời gian thực hiện chi tiết. Cùng với cơ quan quản lý nhà nước, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp (DN) đã chủ động tiếp cận Luật để điều hành sản xuất, kinh doanh thời gian tới.

Sáp nhập xã ở miền núi và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương

Để có được sự đồng thuận cao của nhân dân, cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính, từ đó 'gỡ bỏ' được những gì còn băn khoăn.

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân

Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân tiếp cận luật một cách hệ thống và toàn diện, từ đó có cái nhìn tổng thể và chủ động để hoàn thiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh thời gian tới.

Bài 2: Để Luật Đất đai năm 2024 nhanh chóng đi vào cuộc sống

Có thể nói rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cho thấy cách tiếp cận đất đai cho thị trường bất động sản một cách toàn diện hơn, cân bằng hơn, công bằng hơn, chừng mực nào đó cũng lành mạnh và minh bạch hơn. Nhưng điều quan tâm lớn nhất ở đây là phát triển một thị trường bất động sản hướng nhiều hơn cho những người có thu nhập vừa phải, đảm bảo các mục tiêu xã hội và qua đó cũng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bài 1: Kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) góp phần tạo nguồn lực phát triển đất nước

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV diễn ra tháng 1 năm 2024, Luật Đất đai (sửa đổi) đã chính thức được đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua. Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Phổ biến Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cho doanh nghiệp

Ngày 15/4, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức phổ biến nội dung mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đến một số doanh nghiệp.

Thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

Hiện nay, nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp (DN) lớn đang có nhu cầu đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn. Nắm bắt xu thế, Bắc Giang đã chủ động nghiên cứu chính sách, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn vốn chất lượng.

Luật Đất đai 2024: Bảo vệ và trao quyền cho người sử dụng đất

Tại chương trình 'Bữa sáng Doanh nhân' ngày 6/4, Chủ tịch VACOD – HBA, TS. Nguyễn Hồng Sơn tin tưởng, Luật Đất đai 2024 có nhiều thay đổi so với Luật Đất đai 2013. Những thay đổi này mang tính tích cực, giúp luật rõ ràng hơn, mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp…

Hải Dương xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế chuyên biệt

Khu kinh tế chuyên biệt có quy mô khoảng 5.300 ha thuộc các huyện Bình Giang, Thanh Miện được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của tỉnh Hải Dương.

Luật Đất đai (sửa đổi): Hút kiều hối vào bất động sản – vẹn cả đôi đường

Huy động hiệu quả nguồn lực kiều hối cũng là một trong những nội dung được đặt ra khi sửa đổi Luật Đất đai; trong đó có quy định giúp kiều bào thuận lợi hơn khi muốn sở hữu bất động sản trong nước.

VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN GIẢI TRÌNH PHẢI LUÔN BÁM SÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC GIẢI TRÌNH

Nhấn mạnh việc tổ chức các phiên giải trình nhằm mục tiêu giám sát chuyên sâu hơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, việc lựa chọn chủ đề giải trình cần hướng đến những vấn đề 'nóng' đang gặp vướng mắc, có ảnh hưởng đến xã hội, đời sống người dân. Việc tổ chức phiên giải trình cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng, đồng thời luôn bám sát các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực giải trình, từ đó nghiên cứu, đánh giá, kịp thời phát hiện những quy định cần sửa đổi, bổ sung, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.