Lan tỏa thông điệp 'khát vọng xanh' đến cộng đồng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức Chương trình 'Phú Thọ - Khát vọng xanh' tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Đó còn là kỹ năng sinh tồn

Cách đây vài tuần, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một ô tô biển số 84Axxx có ghi dòng chữ: 'Đã có bằng sau 9 lần đi thi'. Rất hài hước nhưng cũng đọng lại nhiều điều đáng suy ngẫm.

Chuyện về dáng đứng dưới tầm bom của nhà báo liệt sĩ

Để có những thước phim chân thực, hình ảnh rõ nét phản ánh sự tàn khốc của cuộc chiến tranh, những nhà báo đã dấn thân, dũng cảm tác nghiệp ở những nơi nguy hiểm nhất.

Tháng 7 tri ân, thăm Nghĩa trang Liệt sỹ Nầm

Trong không gian linh thiêng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Nầm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), thắp nén hương thơm tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế cao cả, chúng tôi lặng lẽ trong niềm xúc động trào dâng...

Ai phòng chống bạo lực gia đình?

Tại hội thảo góp ý dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức ngày 7-10, nhiều đại biểu kiến nghị tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều khoản để luật bảo đảm tính khả thi khi triển khai thi hành trong thực tế.Hàng loạt vấn đề bất cập trong dự án luật này đã được các đại biểu nêu ra, trong đó nổi bật là việc cấp phường - xã được giao khá nhiều quyền, trách nhiệm phòng chống bạo lực gia đình. Thực tế, lực lượng này vừa rất thiếu vừa phải đảm nhiệm nhiều công việc nên khó sâu sát tình hình các gia đình, khó thực thi luật hiệu quả.Việc 'phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia phòng chống bạo lực gia đình ở cộng đồng' nêu trong dự án luật cũng khiến nhiều đại biểu băn khoăn. Thực tế, lực lượng này tuy khá đông nhưng nhiều người còn hạn chế trình độ chuyên môn nên sẽ gặp khó khăn trong việc phòng chống bạo lực gia đình, chưa kể chế độ đãi ngộ còn bất cập…Xây dựng luật về phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề khó khăn. Vì liên quan gia đình nên Luật Phòng chống bạo lực gia đình còn chịu tác động của hàng loạt vấn đề như kinh tế, quyền bình đẳng giới, quyền trẻ em, môi trường giáo dục… chứ không riêng gì bạo lực.Với bạo lực gia đình, hầu hết hành vi vi phạm đều diễn ra sau cánh cửa từng nhà. Không ít hành vi bạo lực nghiêm trọng còn được ẩn giấu thời gian dài. Thậm chí, vì nhiều lý do, bạo lực còn được che giấu bởi chính nạn nhân hoặc người thân của họ.Phát hiện bạo lực gia đình đã khó, tìm ra rồi xử lý càng khó hơn. Nhiều ý kiến cho rằng giao trách nhiệm thực thi trực tiếp cho lực lượng cơ sở ở phường - xã quả là điều quá sức. Trước hết, họ không phải là những người có chuyên môn về lĩnh vực này. Kế đến, quyền hạn cấp cơ sở cũng khó có thể mạnh tay với các hành vi vi phạm.Lực lượng thực thi chưa phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều quy định pháp luật trước đó khó đi vào cuộc sống thực tế như: Xử phạt hút thuốc lá, xả rác nơi công cộng, xử phạt ô nhiễm tiếng ồn…Bạo lực gia đình là vấn đề gâ

Nhìn xa hơn từ một mái nhà

Bộ Xây dựng trình Thủ tướng phê duyệt Đề án xây dựng hơn 1,8 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong giai đoạn 2021 - 2030.Đây là thông tin rất vui đối với nhiều người có thu nhập thấp vì chương trình này là niềm hy vọng trọng đại sau nhiều năm vất vả mưu sinh để tạo dựng mái ấm cho mình trong bối cảnh chi tiêu cho cuộc sống không ngừng tăng.Phát triển đô thị, liên kết các vùng kinh tế, đẩy mạnh quy mô các khu công nghiệp tập trung thì không thể không đặt ra bài toán an cư cho người lao động. Thậm chí công tác này phải đi trước một bước, hình thành quy hoạch ngay khi có chủ trương phát triển kinh tế. Cần phải nhìn nhận, chương trình xây nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp trong cả một thời gian dài vừa qua đã quá chậm và trở thành điểm nghẽn của các kế hoạch kinh tế lớn. Chưa an cư thì khó ai có thể an tâm gắn bó với công việc, doanh nghiệp để phát huy hết trí lực. Đội ngũ lao động không ổn định, chất lượng không cao và thiếu kế hoạch phát triển nghề nghiệp lâu dài cũng có nguyên nhân lớn xuất phát từ sự thiếu hụt về nơi an cư.Vướng mắc chính đối với công tác này chủ yếu về chủ quan. Chủ trương về nhà ở xã hội có từ vài thập niên trước nhưng để thực hiện nó lại quá nhiêu khê. Trước hết là do không được ưu tiên nguồn vốn và tạo cơ chế thuận lợi để quyết liệt thực hiện. Nhiều khu vực quy hoạch nhà ở xã hội nay đã biến thành các dự án nhà ở thương mại ở rất nhiều địa phương. Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố thấy nguồn lợi nhanh chóng từ địa ốc thương mại mà bỏ qua nguồn lợi lâu dài, bền vững của việc tạo được đội ngũ lao động ổn định, gắn bó để tạo được ngành công nghiệp mạnh tại chỗ.Trong các chủ trương phát triển nhà ở thương mại đều quy định phải dành một phần để làm nhà ở xã hội nhưng trên thực tế rất nhiều dự án đã vô hiệu hóa quy định này. Tỉ lệ nhà ở xã hội này không phải là sự mặc cả giữa nhà quản lý với doanh nghiệp, mà nó là cách nhìn về sự sòng phẳng đối với thu nhập xã hội. Nguồn t

Hướng đến nền sản xuất sạch

Một lô hàng mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam vừa bị cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) yêu cầu trả lại để tiêu hủy. Cụ thể, lô mì này có chất bảo vệ thực vật ethylene oxide (EO) chưa được cấp phép sử dụng tại Đài Loan (hàm lượng 0,195 mg/kg).Theo lý giải của nhà sản xuất, mỗi quốc gia có quy định về hàm lượng các chất có trong thực phẩm đóng gói khác nhau. Hàm lượng EO ở lô mì trên vẫn được công ty áp dụng sản xuất để tiêu thụ trong nước.Trước đó, nhiều lô mì gói và thực phẩm khác cũng bị một số quốc gia như Mỹ, Đức, Ba Lan, Malta từ chối vì lý do tương tự.Câu chuyện này liệu có đơn giản chỉ là quy định khác nhau về hàm lượng hóa chất? Phía sau quy định về các chất cấm trong thực phẩm luôn là vấn đề an toàn thực phẩm và biện pháp phòng vệ đối với sức khỏe của người tiêu dùng ở các quốc gia. Một khi đã cấm và quy định cụ thể hàm lượng, điều đó có nghĩa các nhà khoa học, các cơ quan quản lý nước sở tại đã có đầy đủ nghiên cứu và cơ sở khoa học chứng minh nó nguy hiểm đến sức khỏe của người dân. Các nhà sản xuất cũng không thể tự trấn an rằng những quy định trên là biện pháp phòng vệ thương mại mà tìm cơ hội vượt qua lằn ranh kiểm soát.Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học châu Âu đã khẳng định EO sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng cao sẽ gây ung thư đối với người. Tiếp đó, các nước châu Âu đưa EO vào danh mục kiểm soát gắt gao. Theo quy định năm 2015, các ngưỡng dư lượng EO cho phép trong thực phẩm của khối EU là: 0,1 mg/kg đối với chè, ca cao, cà phê hạt, gia vị, các loại củ; 0,05 mg/kg với các loại hạt có dầu; 0,02 mg/kg đối với trái cây, rau, nấm và các loại khác; 0,02 mg/kg đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật; 0,05 mg/kg đối với các sản phẩm trồng trọt…Theo Bộ Công Thương, Việt Nam chưa quy định EO và ngưỡng giới hạn cho phép trong các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Cơ quan quản lý lĩnh vực này là Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triể

Nuôi hoài không lớn

Những ngày qua, nhiều người, nhất là cán bộ, công chức, viên chức khá quan tâm việc Sở Giao thông Vận tải TP HCM có văn bản đề nghị sở, ban ngành, TP Thủ Đức và các quận, huyện vận động người lao động đi xe buýt.Thực ra những đợt vận động như thế này không mới, song hiệu quả chẳng được mấy. Lượng người đi xe buýt giảm hằng năm, nhiều tuyến vắng khách, thua lỗ phải dẹp bỏ. Theo báo cáo của chính Sở GTVT TP HCM, từ năm 2016-2018, lượng hành khách giảm 6,5%/năm. Những năm tiếp theo, dịch Covid-19 bùng phát thì tình hình càng bi đát hơn. Kế hoạch vực dậy vận tải công cộng nòng cốt có vẻ bí lối ra trong nhiều năm.Nói đến hệ thống xe buýt - phương tiện vận tải hành khách công cộng chính yếu của một thành phố lớn nhất nước - thì ai cũng ngao ngán. Mục tiêu đến năm 2020 phục vụ 20% nhu cầu đi lại của người dân đã thất bại. Trong đợt khảo sát của HĐND vào năm 2020, khi chưa có dịch bệnh, cũng chỉ đạt 9,2%. Nay Sở GTVT cho 'dời' chỉ tiêu đến năm 2025 là 15% thì quả là rất lạc quan, trong bối cảnh hành khách ngày càng giảm (!).Rất nhiều biện pháp được đưa ra để cứu hệ thống xe buýt nhưng hiệu quả thực tế vẫn rất hạn chế. Nặng nề nhất chính là chính sách trợ giá xe buýt cả ngàn tỉ đồng mỗi năm nhưng đến nay chưa cải thiện được chất lượng cũng như giờ giấc phục vụ, điểm tuyến theo nhu cầu. Hiện nay, thành phố có 126 tuyến xe buýt nhưng phải trợ giá đến 90 tuyến. Năm 2020, mức trợ giá lên đến hơn 1.300 tỉ đồng, năm 2021 lên đến 1.400 tỉ đồng và mức trợ giá này vẫn chưa dừng lại và không biết kéo dài đến bao giờ. 'Bao tiêu' đến như thế nhưng trong thời gian qua có đến 10 tuyến phải đóng cửa vì ế ẩm. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng trợ giá cần phải có hạn định và đặt mục tiêu cụ thể. Cứ rót 'bầu sữa' ngày càng nhiều như thế này thì hệ thống xe buýt không 'lớn' nổi và không muốn thoát trợ giá.TP HCM cũng vừa phê duyệt đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn với tổng kinh phí dự kiến hơn