Về với Mường Xia

Mường Xia có tên gọi cũ là Mường Chu Sàn, bao gồm các xã Sơn Thủy, Na Mèo (Quan Sơn). Nơi đây có khoảng 8.000 người sinh sống với các dân tộc Thái, Mường, Mông, Kinh... Vùng đất Mường Xia còn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống với các làn điệu dân ca, dân vũ, điệu múa, nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực... Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đất nơi đây cảnh quan hùng vĩ, đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình với những địa danh nổi tiếng như: động Bo Cúng, đền thờ Tướng quân Tư Mã Hai Đào, núi Lá Hoa, núi Pha Dùa, dòng suối Xia...

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa là vùng đất 'địa linh nhân kiệt' giàu truyền thống văn hóa lịch sử với nhiều di tích, danh thắng, lễ hội đã tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú giàu bản sắc văn hóa. Trong XDNTM, Thanh Hóa đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, khơi dậy được nguồn nội lực nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Lễ hội Mường Xia - Lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Mường Xia là nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái gắn liền với công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người có công diệt trừ quân xâm lược.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia

Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).

Lễ hội Mường Xia năm 2024

Tối 18/3, tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) diễn ra Lễ hội Mường Xia năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; lãnh đạo huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) cùng đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện và du khách.

Xã biên giới Sơn Thủy vượt khó xây dựng nông thôn mới

Phát huy sức mạnh đoàn kết, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và sự chung tay của người dân, xã biên giới Sơn Thủy (Quan Sơn) đã từ khó khăn thu được nhiều kết quả tích cực trên hành trình XDNTM.

Khai thác tốt tiềm năng du lịch từ lễ hội

Các hoạt động lễ hội ở Thừa Thiên Huế được đánh giá là một tiềm năng và thế mạnh lớn để phát triển du lịch. Quan trọng là làm sao để khai thác tốt du lịch lễ hội, tạo ra sự chuyến biến tích cực trong bức tranh du lịch địa phương.

Chuyển biến tích cực trong phục dựng lễ hội truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc thiểu số miền Tây xứ Thanh đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Trải qua những biến cố lịch sử, các lễ hội đã bị mai một, thất truyền. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh và các ngành chức năng, lễ hội ở nhiều huyện miền núi được phục dựng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Khặp Thái ngợi ca bản mường tươi đẹp

Đồng bào Thái ở Thanh Hóa có hai ngành chính, đó là Táy Đăm (Thái đen), Táy Dọ (Thái trắng) cư trú từ bao đời và tập trung ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Mường Lát và phân bố rải rác ở các huyện: Như Xuân, Như Thanh...

Homestay Mường Xia: Điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách

Là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên tại xã Na Mèo (Quan Sơn), homestay Mường Xia ở bản Na Mèo hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách gần xa.

Đền thờ Tư Mã Hai Đào ở xã biên giới phía Tây Thanh Hóa

Nằm ở bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn), từ lâu đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào đã trở thành điểm đến tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo Nhân dân vùng biên viễn phía Tây xứ Thanh.

Nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp 'không khói' ở huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn có Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, là cửa ngõ giao thương với nước bạn Lào và là địa phương có đông đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông cùng sinh sống. Với truyền thống văn hóa đa dạng, đặc sắc của Lễ hội Mường Xia, di tích lịch sử cầu Phà Lò, di tích danh thắng động Bo Cúng… đã tạo cho huyện miền núi này tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, khám phá.

Độc đáo Lễ hội Mường Xia

Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Liên hoan văn nghệ dân gian góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

Các hoạt động giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được tái hiện qua các kỳ liên hoan văn hóa, văn nghệ dân gian góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa các dân tộc qua thời gian và không gian. Trong sự giao thoa và biến đổi, trong xu thế hội nhập hiện nay thì văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ là bản sắc quý giá của văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên du lịch, là hành trang để cộng đồng các dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh vững tin trên con đường hội nhập, phát triển.

Để văn hóa thấm sâu vào đời sống

Xứ Thanh, mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, chứa đựng tinh hoa, giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc. Hòa trong dòng chảy của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy tiếp tục được bồi đắp, thấm sâu vào đời sống, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.

Nhiều đổi thay tích cực trong mùa lễ hội

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), hiện Thanh Hóa có tổng số 285 lễ hội, trong đó có 282 lễ hội truyền thống (chiếm tỷ lệ 98,9%). Sau 3 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, năm 2023, công tác tổ chức lễ hội được tỉnh Thanh Hóa kiểm soát, quản lý chặt chẽ, không còn tình trạng lộn xộn, chen lấn, bất cập...