Độc đáo lễ vật dâng Thánh trong ngày hội đình Cống

Đình Cống, tổ dân phố Bình Nam, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục (trước kia là làng Thượng Thọ, xã Mỹ Thọ, Tổng Bồ Xá, huyện Bình Lục) được xây dựng từ thế kỷ 17, thờ Thạch Sùng Hiển Quốc Đại Vương (tức Thạch Sùng Đại Vương) và Quý Minh Công Chúa (còn gọi là Linh Tế Quý Minh). Đây là những vị thần có công với dân với nước được nhân dân biết ơn, kính trọng và thờ phụng.

Xây dựng NTM nâng cao: Ghi nhận ở Liêm Túc

Năm 2023, xã Liêm Túc (huyện Thanh Liêm) được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Theo ông Lê Văn Thuyết, Phó Chủ tịch UBND xã Liêm Túc, đạt được kết quả này là nhờ sự phấn đấu, nỗ lực, đoàn kết chung tay của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã. Hiện, xã Liêm Túc tiếp tục huy động, tập trung mọi nguồn lực để giữ vững và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao.

Nói chuyện chuyên đề về 'Tự hào mảnh đất con người Hà Nam'và 'Dạy con tự lập, giao tiếp tích cực với con'

Thiết thực kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024),1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sáng 4/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bình Lục phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức nói chuyện chuyên đề về 'Tự hào mảnh đất con người Hà Nam' và 'Dạy con tự lập, giao tiếp tích cực với con'.

Giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ em từ lễ hội

Là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường… lễ hội ra đời và luôn có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. Gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ em qua lễ hội là cách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới.

Vùng đất thượng võ Liễu Đôi và khát vọng vươn tới

Nhắc đến Liễu Đôi, Liêm Túc đất vật nổi tiếng một vùng xưa nay, tôi cứ nhớ mãi lời tâm sự của một nhà nghiên cứu nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin thời còn tỉnh hợp nhất Hà Nam Ninh, rằng: Bao năm từ Nam Định về dự hội Liễu Đôi(*) vẫn cứ phải dắt xe đạp trên chiếc cầu làm bằng thanh ray đường sắt (có tên cầu Đen) bắc qua con sông nhỏ nối La Sơn (Bình Lục) sang Liêm Túc (Thanh Liêm). Lại nữa, khi có chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục, nước sạch nông thôn (của Tổ chức viện trợ phi chính phủ Plan), Liêm Túc là một trong những xã nghèo được ưu tiên hỗ trợ xây trường, khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt…

Thanh Liêm (Hà Nam): Phấn đấu về đích Dự án cải tạo đường trục xã Liêm Túc, đảm bảo mục tiêu nông thôn mới nâng cao

Nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, phát triển giao thương kinh tế và hoàn thành mục tiêu nông thôn mới nâng cao, Dự án cải tạo đường trục xã Liêm Túc được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã Liêm Túc. Theo phản ánh của người dân địa phương, việc nâng cấp mở rộng tuyến đường góp phần phục vụ việc đi lại của nhân dân, hiện nhà thầu đang tập trung hoàn thiện các hạng mục, đảm bảo đưa dự án vào sử dụng trước Tết Nguyên đán 2024.

Tổ dân phố Bình Nam khôi phục lễ hội làng truyền thống sau 80 năm

Sáng 30/3 (tức ngày mùng 9 tháng 2 năm Quý Mão), tổ dân phố Bình Nam, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục (trước kia là làng Thượng Thọ, tổng Bồ Xá) long trọng tổ chức lễ hội truyền thống đình Cống năm 2023.

Lưu giữ tục hát trống quân Liêm Thuận

Xã Liêm Thuận nằm trong vùng văn hóa truyền thống Liễu Đôi của huyện Thanh Liêm. Địa hình xã nằm giữa đồng chiêm trũng, xưa bốn bề nước bao vây, người dân đi lại đều phải dùng thuyền. Chính vì điều kiện sinh sống đó mà tục hát Trống quân trên thuyền đã ra đời trong những thôn làng cổ với những cái tên nôm na: Lau, Gừa, Sông, Chảy, Chằm, Thị… Nét sinh hoạt văn hóa đặc biệt này diễn ra vào dịp trước sau rằm tháng Tám khi trăng thanh gió mát, thời điểm nông nhàn.

Đưa nghệ thuật truyền thống đến với học sinh

Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 diễn ra cách đây gần 5 tháng nhưng dư âm về sự kiện này vẫn còn chưa dứt. Một trong những điều làm cho sân khấu chèo nói chung, nghệ sỹ chèo nói riêng thăng hoa ở liên hoan này chính là 'công tác' khán giả. Phải gọi là 'công tác' bởi sự hiện diện của khán giả Hà Nam trong các buổi biểu diễn vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính tổ chức. Mục đích của việc tổ chức khán giả là học sinh đến xem các vở diễn ở Liên hoan nhằm đưa nghệ thuật truyền thống đến học sinh như những tiết học ngoại khóa môn giáo dục địa phương.

Nét độc đáo, cuốn hút du khách ở chùa Địa Tạng Phi Lai

Là một trong những cơ sở tôn giáo tin ngưỡng cổ kính, có bề dày lịch sử văn hóa, lại nằm trong cái nôi của vùng văn hóa Liễu Đôi (Thanh Liêm), chùa Địa Tạng Phi Lai được nhiều người biết đến, tìm về chiêm bái và ngắm cảnh. Nằm gọn trong vùng non xanh trầm tích Phi Lai, chùa Địa Tạng mở ra một không gian thiền tịnh đẹp mê lòng vạn du khách.

Mạch nguồn văn hóa Liễu Đôi

Lần tìm đến Liễu Đôi cách đây 10 năm cũng vào một buổi chiều đông giá lạnh đã làm cho tôi khó có thể quên vùng đất và con người nơi này. Từ những con đường dài sâu thẳm vươn qua những cánh đồng, nối làng nọ với làng kia, những ngôi đền nhỏ, ngôi mộ cổ nằm dưới những tán cây già che khuất, ngõ làng xanh rêu phủ bóng tre… Người đồng hành trong chuyến đi ấy là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Văn Cường, ông vừa đi vừa kể một cách thông thuộc về vùng đất này. Lạ rồi quen, bởi trong chính trái tim và nhận thức của tôi, Liễu Đôi chứa đựng những điều kỳ vĩ, vừa nhìn thấy được, vừa không nhìn thấy. Nó là mạch nguồn văn hóa nghìn năm chảy trong đất, trong nước, trong đời sống tinh thần và khát vọng của con người.

Liêm Túc nỗ lực nâng cao các tiêu chí nông thôn mới

Năm 2018, Liêm Túc là một trong những xã cuối cùng của huyện Thanh Liêm đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Sau khi đạt chuẩn, Liêm Túc xác định rõ: Việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM là mục tiêu xuyên suốt, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

Mai một những tục lệ đẹp trong các lễ hội truyền thống

Là một tỉnh nông nghiệp, người dân Hà Nam từ lâu đã sáng tạo ra nhiều lễ hội. Với gần 120 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiều lễ hội có những tục lệ đẹp, có ý nghĩa giáo dục đạo nghĩa, giữ gìn truyền thống và trao truyền kinh nghiệm. Nhưng cùng với việc phục hồi các lễ hội sau một thời gian gián đoạn bởi những diễn biến lịch sử, cũng có nhiều lễ nghi, tục lệ đẹp đã mai một dần.

Khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm

Do đại dịch Covid-19, các hoạt động sáng tác, nghiên cứu sưu tầm của văn nghệ sỹ Hà Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Không được tham gia trại sáng tác, không được di chuyển rộng rãi, không có đủ sức khỏe, phương tiện, thậm chí không có nhiều kinh phí,… những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm thuộc Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nam luôn gặp khó trong hoạt động nghiệp vụ của mình.

Vật Liễu Đôi và mùa Xuân thượng võ

Hà Nam là đất của vật võ. Ở đây có những lò võ đã từng vang danh xưa nay, có thể kể đến như: Phúc Châu (Hợp Lý, Lý Nhân); Phương Lâm (Đồng Hóa, Kim Bảng); Liễu Đôi (Liêm Túc, Thanh Liêm); làng Vũ (Vũ Bản, Bình Lục). Trong những địa danh trên, vật võ Liễu Đôi mang nét độc đáo, đặc sắc. Hội vật Liễu Đôi năm nay đông, vui hơn vì ngoài dân làng còn có các đô vật mọi nơi về tham gia giải mùa Xuân thượn

Hoạt động nghiên cứu sưu tầm ở Hà Nam - Nhiều cái khó

Hơn 20 năm tái lập tỉnh, đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian Hà Nam đã đóng góp tích cực vào việc làm nổi bật, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân gian truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của đội ngũ này càng ngày càng gặp khó do tuổi cao, sức khỏe yếu, việc trẻ hóa đội ngũ không thực hiện được…

Vì sao 'chớ đánh rắn trong hang'?

Tục ngữ Việt Nam có câu Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi. Các nhà biên soạn từ điển giải thích và dẫn thêm nhiều dị bản đồng nghĩa:

'Cú hích' lớn cho môn vật

Vật là một trong các môn trọng điểm của thể thao Việt Nam, có nhiều năm thống trị khu vực, đạt nhiều thành tích tại đấu trường châu lục và có nhiều đại diện góp mặt ở Olympic. Thế nhưng, trong những năm qua, môn vật lại gặp nhiều khó khăn trong hợp tác quốc tế và thu hút nguồn lực xã hội để phát triển. Chính vì vậy, việc Liên đoàn Vật Việt Nam thành lập được kỳ vọng là 'cú hích' quan trọng để vật Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ hơn.