Về với Mường Xia

Mường Xia có tên gọi cũ là Mường Chu Sàn, bao gồm các xã Sơn Thủy, Na Mèo (Quan Sơn). Nơi đây có khoảng 8.000 người sinh sống với các dân tộc Thái, Mường, Mông, Kinh... Vùng đất Mường Xia còn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống với các làn điệu dân ca, dân vũ, điệu múa, nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực... Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đất nơi đây cảnh quan hùng vĩ, đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình với những địa danh nổi tiếng như: động Bo Cúng, đền thờ Tướng quân Tư Mã Hai Đào, núi Lá Hoa, núi Pha Dùa, dòng suối Xia...

Lễ hội có thể liên kết để phát triển du lịch?

Có sẵn tiềm năng nhưng phát huy các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch, đó là hành trình dài, cần có sự vào cuộc của cộng đồng, từ cơ quan quản lý đến mỗi người dân.

Đưa du lịch tâm linh trở thành điểm đến 4 mùa

Những năm gần đây, số lượng khách tham gia du lịch tâm linh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch của tỉnh. Điều đó cho thấy sức hút của du lịch tâm linh ngày càng cao. Bởi vậy, để khắc phục yếu tố mùa vụ, đưa du lịch tâm linh ngày càng phát triển, trở thành 'kỳ quan bốn mùa', hiện nay các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia

Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái (Quan Sơn). Trong khuôn khổ của lễ hội, đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc gắn với đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Thái.

Lễ hội Mường Xia - Lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Mường Xia là nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái gắn liền với công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người có công diệt trừ quân xâm lược.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia

Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).

Lễ hội Mường Xia năm 2024

Tối 18/3, tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) diễn ra Lễ hội Mường Xia năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; lãnh đạo huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) cùng đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện và du khách.

Quan Sơn hoàn tất các điều kiện tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2024

Lễ hội Mường Xia năm 2024 diễn ra từ ngày 18 đến 19/3/2024 (tức ngày mùng 8 và mùng 9 âm lịch năm Giáp Thìn) tại xã Sơn Thủy (Quan Sơn). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản hoàn thành.

Gìn giữ văn hóa truyền thống ở xã vùng biên

Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống đã được cấp ủy, chính quyền xã Tam Lư (Quan Sơn) quan tâm. Đặc biệt, trong quá trình XDNTM, việc gìn giữ bản sắc dân tộc đã trở thành nội lực cho xã vùng biên phát triển bền vững.

Du xuân qua miền di sản

Mùa xuân, về miền di sản xứ Thanh, Nhân dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí nô nức trẩy hội xuân. Với mong muốn trải lòng, thư giãn để cảm nhận những điều tuyệt vời của mùa đẹp nhất trong năm.

Du lịch Thanh Hóa thu gần 590 tỷ trong 7 ngày Tết

Thời tiết thuận lợi trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay nên lượng khách đến các khu, điểm du lịch tại Thanh Hóa tăng cao, mang lại doanh thu du lịch khoảng 588 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023...

Quả còn mùa xuân

Trong bài thơ 'Tung còn', thi sĩ Mai Liễu người dân tộc Tày, đã viết: 'Hai cặp mắt tình tứ trông nhau/ Quả còn trên tay mê ngủ/ Chẳng nhớ mình đeo tua đỏ tua xanh... Quả còn chạm vai thì nhặt/ Ngày lành duyên tốt mừng nhau'. Ngôn ngữ giản dị, chất phác nhưng giàu tình cảm của bài thơ cứ ngân nga trong tôi, khi tham gia hội chơi tung còn ở bản Mạ, thị trấn Thường Xuân vào một ngày nắng lên ấm áp.

Ngành Du lịch Thanh Hóa: Phấn đấu năm 2024 đón 13,8 triệu lượt khách

Năm 2023, nhờ không ngừng đổi mới sáng tạo, liên kết, xúc tiến, quảng bá, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện ba dòng sản phẩm chính, ngành Du lịch Thanh Hóa đã đón được 12.485.000 lượt khách (trong đó có 616.200 lượt khách quốc tế). Tổng donh thu đạt 24.505 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ.

Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu sắp diễn ra tại Thanh Hóa

Năm 2024, các địa phương, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đăng ký tổ chức 145 hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu...

Công bố loạt sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch năm 2024 tại Thanh Hóa

Sáng 26/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 13,8 triệu lượt khách năm 2024

Năm 2024 các địa phương, khu, điểm du lịch tại Thanh Hóa sẽ tổ chức 145 sự kiện VH-TT-DL, phấn đấu đạt chỉ tiêu đón 13,8 triệu lượt khách.

Thanh Hóa công bố các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch năm 2024

Nhằm phát huy kết quả đạt được, phấn đấu đạt chỉ tiêu đón 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32,387 nghìn tỷ đồng, trong năm 2024 các địa phương, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức 145 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

Nâng tầm du lịch văn hóa xứ Thanh

Qua các nền văn hóa - văn minh, xứ Thanh - 'một Việt Nam thu nhỏ', đã ghi dấu ấn sâu đậm về 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại', là 'nơi căn bản của nước Nam'... Những trầm tích lịch sử - văn hóa ấy đã kết tinh, lắng đọng, hòa quyện vào nhau dệt nên bức tranh di sản đa sắc, đa thanh, độc đáo, hấp dẫn. Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế ấy, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm khai thác, phát triển du lịch văn hóa trở thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách, 'một nhánh phù sa' màu mỡ trong dòng chảy hiện đại.

Để du lịch cộng đồng Quan Sơn phát triển bền vững

Trên cơ sở Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Quan Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, cùng với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, thời gian qua, huyện Quan Sơn đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn để phục vụ khách du lịch.

'Hút' khách nhờ đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy tiềm năng vốn có, thời gian qua những địa phương có điểm đến đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch với kỳ vọng tạo nên điểm nhấn, xây dựng thương hiệu, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Chuyển biến tích cực trong phục dựng lễ hội truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc thiểu số miền Tây xứ Thanh đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Trải qua những biến cố lịch sử, các lễ hội đã bị mai một, thất truyền. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh và các ngành chức năng, lễ hội ở nhiều huyện miền núi được phục dựng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp 'không khói' ở huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn có Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, là cửa ngõ giao thương với nước bạn Lào và là địa phương có đông đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông cùng sinh sống. Với truyền thống văn hóa đa dạng, đặc sắc của Lễ hội Mường Xia, di tích lịch sử cầu Phà Lò, di tích danh thắng động Bo Cúng… đã tạo cho huyện miền núi này tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, khám phá.

Quan Sơn gìn giữ và phát huy nghệ thuật khua luống

Khua luống là loại hình diễn xướng dân gian của đồng bào dân tộc Thái nói chung và đồng bào dân tộc Thái huyện Quan Sơn nói riêng. Để diễn xướng khua luống sẽ phải chọn cây gỗ to đục một lỗ hổng rộng để tạo âm thanh và dùng những chiếc gậy bằng gỗ vừa tay cầm dài khoảng 1,5m để đánh vào thân gỗ. Tham gia khua luống thường có từ 6 đến 8 người nữ, trong đó một người làm cái, một người gõ nhịp và các cặp còn lại dùng những chiếc gậy gỗ gõ vào thành của cây gỗ theo nhịp phách, tạo thành một loại âm thanh rộn ràng hòa lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tạo nên không khí lễ hội tưng bừng, rộn rã.

Độc đáo Lễ hội Mường Xia

Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Nhiều đổi thay tích cực trong mùa lễ hội

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), hiện Thanh Hóa có tổng số 285 lễ hội, trong đó có 282 lễ hội truyền thống (chiếm tỷ lệ 98,9%). Sau 3 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, năm 2023, công tác tổ chức lễ hội được tỉnh Thanh Hóa kiểm soát, quản lý chặt chẽ, không còn tình trạng lộn xộn, chen lấn, bất cập...

Rộn ràng lễ hội...

Xứ Thanh – một miền di sản! Dường như mỗi ngọn núi, dòng sông, ẩn hiện trong bóng dáng làng, bản đều lắng đọng trầm tích lịch sử - văn hóa. Theo thời gian, những khối trầm tích ấy góp phần dệt nên độc đáo di tích, rộn ràng lễ hội...

Lễ hội xứ Thanh trên hành trình di sản...

Lễ hội là một phần ảnh xạ, chứa đựng những thông điệp về bản sắc văn hóa. Xứ Thanh - vùng đất 'địa linh nhân kiệt', phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là 'cái nôi' của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trong niềm vinh dự và tự hào ấy, mỗi thế hệ người dân xứ Thanh càng phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương.

Gìn giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào Thái tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Mường Xia của người Thái huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào cuối tháng 2 vừa qua. Đây là niềm tự hào và là động lực để đồng bào Thái nơi đây tôn tạo, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Sôi nổi các hoạt động Lễ hội Mường Xia

Lễ hội Mường Xia huyện Quan Sơn diễn ra từ ngày 28-2 đến 1-3, ngoài phần lễ còn có phần hội với nhiều hoạt động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con Nhân dân địa phương và du khách.

Lễ hội Mường Xia được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sáng 28/2, tại bản Trung Sơn, xã Sơn Thủy, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia và Lễ hội Mường Xia năm 2023

Sáng 28-2, tại bản Trung Sơn, xã Sơn Thủy, UBND huyện Quan Sơn tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia và Lễ hội Mường Xia năm 2023.

Quan Sơn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch luôn được huyện Quan Sơn quan tâm thực hiện, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Phục dựng nhiều trò chơi dân gian tại Lễ hội Mường Xia

Ở nhiều nơi lễ hội đang dần phai nhạt, nhất là phần hội, người dân, du khách chỉ đứng ngoài xem chứ không còn là một phần tất yếu. Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn, Thanh Hóa) sẽ phục dựng lại nhiều trò chơi dân gian, phần hội hứa hẹn thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia vào ngày 1-3

Theo thông tin từ UBND huyện Quan Sơn, từ ngày 28-2 đến 1-3, huyện Quan Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2023 và tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia.

Nhộn nhịp lễ hội đầu xuân

Theo thông lệ, hằng năm cứ vào ngày 6 tháng Giêng, người dân thị trấn Lang Chánh và đông đảo Nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ khai hội chùa Mèo.

Đổi thay trên vùng biên viễn Quan Sơn

Năm 2022 gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với tinh thần đoàn kết, thống nhất, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể các tầng lớp Nhân dân trong huyện cùng sự giúp đỡ của tỉnh, huyện Quan Sơn đã nỗ lực vượt khó đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch: Nỗ lực vượt khó – trở lại ấn tượng

Với phương châm 'kỷ cương, chuyên nghiệp, sáng tạo, hiệu quả', năm 2022, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng.

Thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 10 di sản được công bố lần này của các tỉnh: Đắk Lắk, Bình Định, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Tuyên Quang và Bình Phước.