Giải mã Hát văn - Hầu bóng

Thực hành tín ngưỡng hầu bóng có những thay đổi lớn vào giai đoạn đô thị hóa đầu thế kỷ XX và sau đó bị 'đóng băng' từ giai đoạn 1954 cho đến những năm 1990. Những mốc then chốt này rất quan trọng trong nghiên cứu và phân tích sự biến thân của thực hành tín ngưỡng, bởi những năm cuối thế kỷ trước được coi là điểm ngắt của 'khuôn vàng thước ngọc' trong nghề hát văn và hầu bóng trước khi thực hành tín ngưỡng bùng nổ vào đầu những năm 2000.

Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn

'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn' do Nhà sách Tri Thức Trẻ Books và Nxb Hội nhà văn ấn hành, là kết quả của 4 năm điền dã bền bỉ của tác giả, TS. Lê Y Linh vào cuối những năm 1980 tại Hà Nội và Nam Định. Bên cạnh tái hiện lại khung cảnh, trình tự trong nghi lễ hầu đồng ở Bắc bộ, tác phẩm cũng tập trung vào nghệ thuật chầu văn, trong đó, phải kể tới công lao rất lớn cố nghệ nhân Phạm Văn Kiêm khi sưu tầm và sáng tác ra các bản hát văn.

Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn

Cuối năm 2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng giữ được những giá trị truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tác giả Lê Y Linh đã có buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng – nhạc – văn' như một tư liệu quý để tham khảo.

Con gái tiến sĩ của nhạc sĩ Hoàng Vân ra sách trăm năm tín ngưỡng hầu bóng

Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ra mắt cuốn sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn' của tác giả Lê Y Linh, con gái nhạc sĩ Hoàng Vân.

Câu chuyện lịch sử trăm năm trong cuốn sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

Sáng ngày 4/5, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc học Lê Y Linh và nhà sưu tầm văn cổ Ngô Nhật Tăng cho ra mắt độc giả cuốn sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn' tại phòng nghệ thuật - nhà xuất bản Hội nhà Văn (65 Nguyễn Du - Hà Bà Trưng - Hà Nội).

Cuốn sách tìm về hát văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cuốn sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn' của tác giả Lê Y Linh đưa độc giả lần ngược thời gian tìm về hát văn và thực hành hầu bóng trước năm 1990.

Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tọa đàm ra mắt sách 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn' đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nhiều tư liệu quý trong cuốn 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

Trong gần 40 năm tác giả đã gặp, đã đàm đạo, đã trao đổi với rất nhiều đồng nghiệp, giáo sư, nhà nghiên cứu, đệ tử, cung văn... để hiểu và viết nên công trình nghiên cứu 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

'Hò kéo pháo' - Giai điệu góp phần cho niềm tin chiến thắng

TS. Lê Y Linh (trích từ 'Nhạc sĩ Hoàng Vân – Cho muôn đời sau'). Nhạc sĩ Hoàng Vân tham gia Chiến dịch Điện Biên không phải với tư cách một nhạc sĩ, mà là một chiến sĩ trực tiếp đi vào từng chiến hào, kề vai sát cánh với bộ đội. Hò kéo pháo cũng được ông cho ra đời từ đó.

Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Tôi tự hào, xúc động khi làm chương trình 'Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên'

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an đã chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên'.

Gần 300 nghệ sĩ 'kể chuyện' Điện Biên Phủ tại Nhà hát Hồ Gươm

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên' sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Con gái tiến sĩ của nhạc sĩ Hoàng Vân gai người khi lần đầu nghe 'Điện Biên Phủ'

Tiến sĩ Lê Y Linh - con gái nhạc sĩ Hoàng Vân chia sẻ trước đây không biết gì về tác phẩm này vì lúc nó được diễn khi chị đã không ở Việt Nam. Khi nghe ''Điện Biên Phủ' lần đầu, chị thật sự thấy gai người.

Nhạc trưởng Lê Phi Phi và nghệ sĩ Bích Trà hội ngộ

Nhạc trưởng Lê Phi Phi - con trai của cố nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ cùng với nghệ sĩ piano Bích Trà - con gái NSND Trà Giang sẽ hội ngộ trong chương trình đặc biệt tại Hà Nội.

Nhạc trưởng Lê Phi Phi và lần hội ngộ bất ngờ với con gái NSND Trà Giang

Nhạc trưởng Lê Phi Phi - con trai cố nhạc sĩ Hoàng Vân học cùng Nhạc viện Tchaikovsky với nghệ sĩ piano Bích Trà - con gái NSND Trà Giang. Sắp tới, hai người sẽ hội ngộ trong chương trình đặc biệt tại Hà Nội.

Thông điệp về tinh thần Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên: 'Điện Biên Phủ - không bao giờ quên'. Chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Y Linh - nhà nghiên cứu âm nhạc, hiện đang định cư tại Pháp về kịch bản của chương trình này.

Đêm nhạc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Nhà hát Hồ Gươm

Theo thông tin từ Nhà hát Hồ Gươm, chương trình nghệ thuật 'Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên' sẽ diễn ra trong 2 đêm 2 – 3/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Nhạc trưởng tài năng Lê Phi Phi - con trai của nhạc sĩ Hoàng Vân sẽ đảm nhận vai trò Tổng đạo diễn và chỉ huy dàn nhạc trong chương trình.