Khám phá du lịch bản Ngòi

Thuộc xã Suối Hoa (Tân Lạc), bản Ngòi hay còn gọi là

Xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Bài 3 - Thúc đẩy phát triển khu du lịch tầm cỡ quốc gia Hiện nay, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình đạt 3/5 điều kiện đối với KDL quốc gia. Nghị quyết số 14-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ đến năm 2025, KDL cơ bản đạt được các tiêu chí; đến năm 2030 trở thành KDL quốc gia. Cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, KDL hồ Hòa Bình hứa hẹn trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, 1 trong 12 KDL trọng tâm của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ.

Xây dựng thương hiệu Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Bài 2 - Lực đẩy để du lịch vùng hồ chuyển động Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình sẽ chẳng thể trở thành điểm đến hấp dẫn nếu không loại bỏ được những

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Trải nghiệm du lịch cộng đồng

Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đậm đà bản sắc và truyền thống lịch sử hào hùng, Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh những điểm đến đã nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, nhiều điểm đến mới trên khu du lịch (KDL) Mai Châu, KDL hồ Hòa Bình và một số địa phương đang thu hút du khách trong nước, quốc tế đến khám phá, trải nghiệm trong suốt 4 mùa, rộn ràng nhất là dịp Tết.

Tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Đến với hồ Hòa Bình không chỉ để khám phá, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, mà còn là hành trình tìm về những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở cửa ngõ Tây Bắc.

Những điểm đến hấp dẫn trên lòng hồ Hòa Bình

Sự hoang sơ, kỳ vỹ của cảnh sắc sông, núi được điểm tô thêm nét mộc mạc, bình dị từ những bản làng của đồng bào Mường, Dao, Tày đã tạo nên sự cuốn hút đối với du khách mỗi khi đến với vùng lòng hồ Hòa Bình rộng lớn.

Hòa Bình - điểm đến hút khách

Hội tụ đầy đủ các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền văn hóa đậm đà bản sắc gắn với 'miền đất sử thi', vị trí địa lý gần Hà Nội, Hòa Bình là một trong những điểm đến thu hút đông khách du lịch trong nước, quốc tế.

Tín hiệu vui từ hoạt động du lịch Hòa Bình

Đón được nhiều đoàn khách với số lượng lớn, bao gồm khách quốc tế và khách nội địa đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Các sản phẩm du lịch tiếp tục được nâng cao chất lượng và xây dựng thêm sản phẩm mới. Một số huyện trọng tâm về du lịch tâm linh (Đà Bắc, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc) đã khôi phục, duy trì tốt hoạt động tại các khu, điểm di tích, thờ tự… Đó là những tín hiệu vui từ hoạt động du lịch của tỉnh trong những tháng đầu năm.

Đánh thức tiềm năng, khai thác hiệu quả lòng hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài khoảng 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ với diện tích gần 160 ha tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng, khu vực hồ có nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Mường, Tày, Dao, Thái.

Khám phá 'vịnh Hạ Long trên núi'

Được hình thành từ đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên, con sông Đà hung dữ xưa kia đã trở thành hồ nhân tạo lớn và là khu du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, khu vực lòng hồ Hòa Bình có hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ; dọc theo những dãy núi đá vôi là hệ thống hang động với rất nhiều khối nhũ đá và sắc màu huyền ảo; những vịnh nước nhỏ, trong xanh suốt bốn mùa; những cánh rừng bạt ngàn với hệ động, thực vật phong phú xen lẫn bản làng… tạo nên bức tranh tuyệt mỹ, vẻ đẹp hoang sơ.

Hòa Bình - điểm đến hấp dẫn

Năm 2022, du lịch Hòa Bình phục hồi ấn tượng. Thông điệp 'Hòa Bình, điểm đến du lịch an toàn - trải nghiệm trọn vẹn' lan tỏa mạnh mẽ không chỉ với du khách trong nước mà còn với du khách quốc tế. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú mang đậm dấu ấn của nền Văn hóa Hòa Bình, cùng hoạt động của các khu, điểm du lịch mới, chất lượng đã thu hút đông đảo du khách thăm quan, nghỉ dưỡng.

Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy khảo sát vùng hồ sông Đà

Sáng 27/10, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát vùng hồ sông Đà. Tham gia đoàn khảo sát có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo: Văn phòng Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phấn đấu đến năm 2025, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt được các tiêu chí khu du lịch quốc gia

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 800-KL/TU, ngày 28/9/2022 về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 về phát triển khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia (NQ14).

Từng bước xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn

Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Thực hiện cơ cấu lại ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hành trình qua những miền du lịch

Công việc của một phóng viên có 16 năm gắn bó với 'ngôi nhà' Báo Hòa Bình đã rèn giũa tôi trở thành cây bút đa năng, tham gia viết ở nhiều lĩnh vực, từ xây dựng Đảng - nội chính, kinh tế đến văn hóa - xã hội. Trong đó, mảng đề tài về du lịch với tôi dường như là mối duyên. Tôi có nhiều cơ hội được đi, được gặp, được khám phá và trải nghiệm.