Sóc Trăng: Đề xuất làm nhiều hồ chứa nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất

Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn... ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương ven biển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông (NN-PTNT) tỉnh Sóc Trăng đã đề xuất làm nhiều hồ chứa nước ngọt.

Sóc Trăng khắc phục sự cố sạt lở đê sông, vỡ mang cống ngăn mặn

Hiện nay đang ở cao điểm mùa khô, tỉnh Sóc Trăng đang rất khẩn trương triển khai các giải pháp để khắc phục nhanh sự cố sạt lở đê sông Nhu Gia, vỡ mang cống Tam Sóc thuộc xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú để bảo vệ cho hơn 11.000 ha đất nông nghiệp trước sự đe dọa bởi mặn xâm nhập.

Sóc Trăng: khuyến cáo nông dân tránh nôn nóng xuống giống vụ lúa Hè Thu

UBND tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tránh xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định; chỉ tổ chức canh tác khi đã có mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

Hạn mặn, nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân

Liên tục trong 5-6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hầu như không có mưa, nhất là những ngày tháng tư này nắng nóng liên tục không chỉ gây ảnh hưởng hạn mặn thiệt hại đến cây trồng vật nuôi, mà nắng nóng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân do thiếu nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng: Doanh nghiệp gặp nhau càng nhiều càng tốt

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng rất muốn đại diện các doanh nghiệp tham gia dùng cà phê, điểm tâm sáng để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, giúp địa phương ngày càng phát triển.

Sóc Trăng: Vận hành cống ngăn mặn lớn nhất tỉnh vào cuối năm 2024

Cống âu thuyền Rạch Mọp có vốn đầu tư 550 tỷ đồng (thuộc dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng sẽ đưa vào vận hành ngăn mặn vào cuối năm 2024.

Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề - Bài 2: Thủy lợi chưa… lợi

Hạ tầng thủy lợi được xem là giải pháp quan trọng, yếu tố cần thiết để ứng phó hiệu quả với thiên tai, khô hạn kéo dài, mặn xâm nhập, nước biển dâng. Thế nhưng, công tác đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa nước ngọt, đập, cống, đê bao ngăn mặn thời gian qua tại nhiều địa phương ở ĐBSCL còn nhiều bất cập, khó khăn, thiếu chặt chẽ..., dẫn đến hiệu quả mang lại không như ý.

Phòng chống hạn, mặn: Thích ứng 'thuận thiên'

Xâm nhập mặn đang diễn ra mạnh và cao hơn trung bình nhiều năm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng: Nỗ lực cứu hàng ngàn héc-ta lúa có nguy cơ chết khô do sản xuất 'cực đoan'

Tỉnh Sóc Trăng ghi nhận, từ đầu mùa khô 2024 đến nay, thiệt hại khoảng 1.000ha trong tổng số hơn 6.000ha lúa Đông Xuân muộn (vụ 3) do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn tại huyện Long Phú. Ngoài ra, gần 40.000ha lúa Đông Xuân muộn ở các huyện thị khác trong tỉnh cũng đang đứng trước nguy cơ chết khô.

Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề - Bài 1: Chưa thuận thiên, thiếu chủ động

Tính đến giữa tháng 3-2024, tại các tỉnh ĐBSCL đã có hơn 40.000ha đất sản xuất bị thiếu nước tưới, hơn 200.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, gần 400 vụ sụt lún, sạt lở đất… do ảnh hưởng của khô hạn. Theo dự báo của cơ quan khí tượng, mùa khô 2024 sẽ kéo dài đến hết tháng 5, thiệt hại sẽ không dừng lại.

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu thủy sản 'bùng nổ' ngay từ tháng đầu tiên của năm 2024, đạt gần 750 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ . Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có sự bứt phá: tôm tăng 71%, cá tra tăng 97%. Thị trường Trung Quốc (bao gồm Hồng Công) tăng gấp hơn 3 lần, Nhật Bản tăng 43%...

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tôm giống

Ngày 24/2, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo bàn giải pháp để có nguồn giống tôm chất lượng cho vụ nuôi năm 2024, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Nông dân miền Tây bán lúa 'đếm tiền mỏi tay'

Nhiều cánh đồng nông dân tốn chi phí khoảng 30 triệu đồng cho một hecta lúa nhưng tổng doanh thu lên đến gần 90 triệu đồng/hecta.

Thăm nơi trưng bày các sản phẩm OCOP Sóc Trăng dịp Tết Giáp Thìn

Từ ngày 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết, Sóc Trăng mở cửa trụ sở Văn phòng UBND tỉnh cho người dân vào tham quan, chụp ảnh. Đặc biệt, người dân sẽ được tham quan phòng trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh...

Ngành Nông nghiệp chủ động ứng phó hạn, mặn

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có mức cao hơn trung bình nhiều năm, tương đương với năm 2020 - 2021, trong thời kỳ cao điểm khoảng tháng 2 đến tháng 4/2024, có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng cùng các địa phương có nguy cơ xảy ra xâm nhập mặn đã triển khai các giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ và hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.

Ngành nông nghiệp Sóc Trăng tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu

Năm 2023, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng vẫn tăng trưởng hiệu quả, góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả tỉnh 5,77%, riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,65%.

Năm 2024, sản xuất tôm nước lợ đạt 215.000 tấn

Năm 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu nghị quyết của tỉnh đề ra trong năm, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng chung của cả tỉnh đạt 5,77% (trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,65%). Phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc trao đổi với đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng về những thành tựu ngành Nông nghiệp tỉnh đã đạt được trong năm 2023 và những giải pháp sẽ thực hiện trong năm 2024.

Sóc Trăng: 'Thực hiện nhiều giải pháp để đồng hành với doanh nghiệp thủy sản'

Đó là lời khẳng định của ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng tại buổi gặp mặt với doanh nghiệp sáng 6/1.

Sóc Trăng ứng dụng chuyển đổi số, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng khẳng định, dù năm 2023 tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp đã có nhiều tín hiệu tích cực.

Sóc Trăng: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng, mục tiêu năm 2024, cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành) khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) của tỉnh chiếm 40%; trong đó, sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 93,37%, sản lượng thủy, hải sản đạt 380.000 tấn, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt trên 240 triệu đồng/ha.

Ngành tôm vẫn về đích thành công

Sản lượng tôm nước lợ đến cuối tháng 11 này vẫn còn thấp hơn 0,3% so với cùng kỳ, nhưng với diện tích tôm chưa thu hoạch còn hơn 6.000ha, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng vẫn tự tin đến cuối năm, sản lượng tôm sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch gần 2%. Không những thế, kim ngạch xuất khẩu tôm tuy khả năng thấp hơn năm 2022, nhưng theo dự báo cũng sẽ trên 900 triệu USD. Đây thật sự là tin vui đối với ngành hàng tôm của tỉnh, dù nó chưa thật sự trọn vẹn.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng tầm giá trị các loại nông sản chủ lực hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, Sóc Trăng tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) khuyến khích, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế ở các địa phương.

Ngành tôm Việt Nam xuất khẩu tới khoảng 100 quốc gia

Ngày 27/11, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo 'Xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi'.

Sóc Trăng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Ngày 24-11, Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sóc Trăng: Tổ chức thả giống tái tạo nguồn thủy sản

Ngày 11/11, tại huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND Sóc Trăng tổ chức thả giống tái tạo nguồn thủy sản với 1,5 triệu con giống.

Tăng cường thực hiện giải pháp để nuôi tôm nước lợ thành công

Hiện tại, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi tôm nước lợ hơn 50.129/51.000ha, đạt trên 98% kế hoạch và bằng 94% so cùng kỳ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng hơn 37.399ha, tôm sú hơn 12.730ha. Diện tích tôm nuôi thiệt hại 2.116ha (thấp hơn 580ha so với cùng kỳ), chiếm 4,2% diện tích thả nuôi. Nguyên nhân thiệt hại chủ yếu do bệnh đốm trắng, yếu tố môi trường, bệnh gan tụy, vi bào tử trùng và phân trắng...

Cây mía miền Tây... 'hết ngọt'

Năm 2012, diện tích trồng mía tại ĐBSCL lên đến 52.000ha, với hơn chục nhà máy hoạt động, tranh mua nguyên liệu. Thế nhưng, nay chỉ còn khoảng 8.000ha và 3 nhà máy hoạt động... trên đà đóng cửa do thiếu nguyên liệu sản xuất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, đáng chú ý nhất là do chưa có sự liên kết giữa nông dân và nhà máy, chưa ngăn chặn được đường nhập 'lậu' vào nội địa…

Sóc Trăng chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Qua 3 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đạt nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân từng bước nâng lên…

Xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất

Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua bối cảnh khó khăn chung, tiếp tục đạt thêm nhiều kết quả quan trọng.