Hội đồng Dân tộc khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Ngày 3/5, tại tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội đã tổ chức khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9 để thẩm tra, cho ý kiến một số nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, sẽ được HĐDT của Quốc hội trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội chủ trì phiên họp.

Nâng cao chất lượng hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc

Trong nhiệm kỳ qua, Hoạt động giải trình của Hội đồng Dân tộc đã bám sát thực hiện theo quy định của Luật. Trong nhiệm kỳ khóa XIV, Hội đồng dân tộc đã thực hiện 2 phiên giải trình, các nội dung trong phiên giải trình đều là những vấn đề được đồng bào các dân tộc quan tâm. Đây là nhận định của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm tại hội nghị triển khai Nghị quyết số 969 Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, tổ chức sáng nay 19/3.

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG DỰ HỘI THẢO VỀ SỬA ĐỔI LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND

Ngày 06/3, tại TP Huế, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và chủ trì hội thảo.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH KIÊN GIANG: KỊP THỜI THÁO GỠ NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÔNG QUA CÁC CUỘC TIẾP XÚC CỬ TRI

Được Nhân dân tin tưởng, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang đã góp phần giải quyết nhiều bức xúc của cử tri và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Truyền hình Quốc hội với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Để người dân thụ hưởng lợi ích tối đa từ các chính sách

Với tinh thần trách nhiệm – đoàn kết – sáng tạo - quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, năm 2023, bên cạnh việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, nhiệm vụ do đảng đoàn quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội, lãnh đạo quốc hội giao, Chương trình công tác năm 2023 của Hội đồng Dân tộc, HĐDT của Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ về lập pháp, giám sát, và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

DẤU ẤN VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NĂM 2023: ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN TRÊN CÁC MẶT CÔNG TÁC, TĂNG HÀM LƯỢNG KHOA HỌC TRONG CÁC QUYẾT SÁCH CỦA QUỐC HỘI

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, năm 2023, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có bước tiến mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt công tác. Qua đó, góp phần tăng hàm lượng khoa học trong các quyết sách của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC NGUYỄN LÂM THÀNH: CHÍNH PHỦ CẦN LÀM RÕ TÍNH CẤP THIẾT, CƠ SỞ, THẨM QUYỀN ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH DTTS&MN ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI, ĐỒNG BỘ

Báo cáo thẩm tra sơ bộ về Tờ trình số 698/TTr-CP của Chính phủ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đề nghị Chính phủ cần bổ sung hồ sơ, làm rõ thêm sự cần thiết, cơ sở, thẩm quyền sửa đổi cho cụ thể, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và thuyết phục hơn; cần hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 7 vào tháng 5/2024.

THẨM TRA SƠ BỘ BÁO CÁO ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CTMTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Sáng 30/01, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Phiên họp mở rộng để thẩm tra sơ bộ 'Báo cáo đề xuất điểu chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030'.

Đề xuất 8 cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình về 'dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia'. Ngay sau đó, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra về tờ trình nêu trên.

Cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại báo cáo thẩm tra hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Hội đồng Dân tộc cho rằng, cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ đảm bảo phân cấp triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện…

8 cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 16/1/2024, Quốc hội thảo luận ở Tổ và tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5, sáng nay (16/1), Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo 'Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia' và báo cáo về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025...

KỊP THỜI NẮM BẮT TÂM TƯ, NGUYỆN VỌNG VÀ CHĂM LO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

Phát biểu kết luận Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Hội đồng Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2024 của Hội đồng, cần sớm lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Đồng thời đề nghị HĐDT cần tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế - xã hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC NGUYỄN LÂM THÀNH: ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, KHẢ THI TRONG 8 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Tại Phiên họp mở rộng thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đề nghị Chính phủ nghiên cứu, rà soát nội dung quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cần đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM CHỦ TRÌ HỌP THẨM TRA HỒ SƠ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Chiều 13/01, tại Phiên họp mở rộng thẩm tra hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị cần sớm chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo thẩm tra nội dung này trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, đảm bảo chất lượng và đúng quy định theo yêu cầu đề ra. Đồng thời nhấn mạnh, quan trọng nhất là khâu tổ chức thực hiện ở các địa phương mới là yếu tố quyết định các chính sách đó tính khả thi đến đâu và hiệu quả ra sao.

Đề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ khó cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 8/1, bắt đầu phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

DẤU ẤN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC HỘI NĂM 2023

Với tinh thần trách nhiệm cao, sự đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, năm 2023, tập thể Hội đồng Dân tộc đã nỗ lực triển khai, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra và đạt được những kết quả nổi bật, đóng góp vào thành công chung trong hoạt động của Quốc hội. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Dấu ấn hoạt động của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội năm 2023' của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K'đăm.

DẤU ẤN VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NĂM 2023: ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN TRÊN CÁC MẶT CÔNG TÁC, TĂNG HÀM LƯỢNG KHOA HỌC TRONG CÁC QUYẾT SÁCH CỦA QUỐC HỘI

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, năm 2023, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có bước tiến mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt công tác. Qua đó, góp phần tăng hàm lượng khoa học trong các quyết sách của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.