Bình Thuận: Đề xuất thêm phương án thực Dự án Trạm bơm Hồng Liêm và kênh chính Sông Quao

Qua kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải cho rằng, tiến độ thực hiện 2 dự án này rất chậm.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra thực tế một số dự án thủy lợi phía Bắc tỉnh

Chiều 12/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành và địa phương liên quan đã đi kiểm tra thực tế dự án Trạm bơm Hồng Liêm và hệ thống kênh tưới; dự án Kênh chính Bắc hồ Sông Quao trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.

Chiếc 'áo mới' của vùng đất cách mạng

Phát huy hào khí của 49 năm sau ngày giải phóng, trong giai đoạn mới, huyện Hàm Thuận Bắc đã và đang nỗ lực phấn đấu phát triển nhanh và bền vững, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trên mảnh đất từng bị bom đạn cày xới này đã 'thay da đổi thịt', vươn mình mạnh mẽ. Hàm Thuận Bắc hôm nay là những bông hoa tươi thắm khoe sắc tượng trưng cho sự hội nhập và phát triển.

Bình Thuận: Vì sao dự án cấp nước hàng trăm tỷ chưa được triển khai?

Dự án Trạm bơm Hồng Liêm và hệ thống kênh tưới cấp nước sản xuất cho 2.000ha đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Hàm Thuận Băc và Bắc Bình.

Giải trình nguyên nhân chậm tiến độ công trình đường liên huyện

Một trong những nội dung được HĐND tỉnh chọn để chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp sáng 12/7, đó là 'Dự án đường liên huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong triển khai đầu tư nhiều năm nay, được gia hạn tiến độ nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và dự kiến thời gian hoàn thành các dự án?'

Khi hồ Sông Quao cạn nước

Nhưng nước nguồn vẫn chưa về như mọi năm. Bây giờ, lượng nước hồ Sông Quao thấp hơn cùng kỳ đến 47 triệu khối nước, thấp nhất kể từ khi công trình đưa vào vận hành khai thác đến nay. Đã dưới mực nước chết…

Tự hào vùng đất anh hùng

48 năm sau ngày giải phóng, 40 năm kể từ khi được thành lập, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đang viết tiếp những trang sử hào hùng trong công cuộc xây dựng quê hương trở nên giàu đẹp, văn minh.

Giàu lên từ hạ tầng thủy lợi, giao thông

Vùng đất một thời khô cằn, hoang hóa vì thiếu nước, đã được hồi sinh nhờ các công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, sự quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông đã vực dậy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của huyện, đem lại màu xanh tươi cho nhiều loại cây trồng. Cũng từ đây khắc phục được cảnh 'đồng khô, cỏ cháy, nước chờ mong'.

Thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm từ nghề nuôi bò vỗ béo

Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4/2023, cái nắng và gió của mùa khô bắt đầu gây gắt; dạo bước trên trục đường chính thôn Liêm An; anh Huỳnh Văn Năm – Chủ tịch Hội nông dân xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc phấn khởi chia sẻ: so với 10 năm về trước thì vùng đất này giờ đã có mầm xanh; cảnh đồng khô cỏ cháy khô khốc đã lùi dần vào kí ức.

Canh giữ nơi 'ốc đảo'

Khi nắng tháng giêng, tháng hai vàng hơn khiến những vườn xoài trong thôn Cà Lúc thêm lúc lỉu trái non thì vùng đồng này như một thảo nguyên phủ cỏ úa vàng…

Nhân rộng các công trình trồng cây xanh

UBND tỉnh vừa có kế hoạch triển khai nhân rộng các công trình trồng cây xanh trong các khối thi đua thuộc các cơ quan cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Mục đích nhằm nhân rộng mô hình trồng cây xanh trên các tuyến đường dọc kênh thủy lợi, các tuyến đường liên huyện, liên xã, khuôn viên cơ quan, trường học, các khu đất trống, đồi trọc do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư cho ngôi trường vùng sâu

Xã Sông Bình được thành lập năm 2003 với hơn 3.132 nhân khẩu. Nhiều năm nay Sông Bình vẫn là một trong những xã nghèo, đời sống, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hàng năm còn nhiều khó khăn.

'Dòng sữa' ngọt Sông Quao

'Mời bạn về thăm quê tôi, dải đất xanh bên bờ biển Đông. Từ lịch sử 300 năm, bao anh em cùng chung một nhà. Sông Quao xuôi về Cà Ty, dòng sữa chung ngọt ngào, ngàn đời, ngàn đời nuôi nấng tình người'. Đó là những câu từ khi nói về Bình Thuận, về hồ Sông Quao mà tôi muốn mượn lời trong bài hát 'Bình Thuận quê hương tôi'.

Khơi dậy tiềm năng để phát triển nhanh, bền vững hơn

'Qua 30 năm tái lập, giữa bộn bề khó khăn, thách thức nhưng với sức mạnh của tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt khó, Bình Thuận đã chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển, trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng lượng, du lịch' - Đồng chí Dương Văn An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chia sẻ với Báo Bình Thuận, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (1992 – 2022).

Sức sống mới từ các công trình thủy lợi

Nhờ đầu tư tốt các công trình thủy lợi, đặc biệt là sáng kiến làm kênh nối mạng, đến nay toàn tỉnh đã chủ động tưới trên 50% diện tích đất canh tác cần tưới hàng năm. Đồng thời, cung cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mang đến sức sống mới trên vùng đất khô hạn…

Hàm Thuận Bắc: 30 năm hành trình bứt phá

Từ một vùng đất khô cằn với sản xuất nông nghiệp một vụ, chủ yếu phụ thuộc nước trời, đời sống người dân khó khăn, sau 30 năm Hàm Thuận Bắc đã thành vùng đất trù phú với những công trình đồ sộ, cầu cống, đường sá thảm nhựa, bê tông kiên cố nối dài đến những vườn cây trĩu trái.

Cần làm hai đường gom dân sinh để nhân dân đi lại

Một số cử tri xã Hồng Liêm, Hàm Thuận Bắc phản ánh: Trong quá trình thi công đường cao tốc Bắc – Nam, có một số điểm giao nhau với đường dân sinh, nên đã bịt đường đi vào khu vực đất sản xuất của các hộ dân, gây khó khăn đi lại vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Đề nghị các ngành chức năng huyện, đơn vị thi công đường cao tốc Bắc – Nam làm đường gom dân sinh, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại vận chuyển hàng hóa thuận lợi.

Tiếp tục đơm hy vọng cho mùa sau

Qua ngày mà dân gian đúc kết: 'Ông tha, bà không tha', bây giờ hồ Sông Quao đã mênh mông nước với dung tích trên 78,3 triệu m3, đạt 98% theo thiết kế mới và 107% theo thiết kế cũ. Là 1 trong 7 hồ chứa khác được đầu tư nâng cấp bằng vốn nâng cấp bảo đảm an toàn đập WB8, năm 2021, hồ Sông Quao đã đi vào giai đoạn thi công cuối.

Tháo gỡ khó khăn các công trình nông nghiệp quan trọng

Hiện nay, nhiều công trình nông nghiệp quan trọng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh đang vướng mắc ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, việc tập kết công nhân, máy móc thiết bị xây dựng ở một số công trình đang gặp khó do ảnh hưởng dịch Covid-19…

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình nông nghiệp

Sáng nay (23/9), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân và thị xã La Gi để nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện và công tác giải ngân các công trình nông nghiệp quan trọng trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Bắc Bình: Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu cây trồng

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Bắc Bình đã gieo trồng 48.544 ha, đạt 75% kế hoạch năm 2021, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng lương thực 99.356 tấn, đạt 42,8% kế hoạch. Diện tích cây ăn quả hiện có khoảng 6.885 ha, trong đó cây thanh long 4.549 ha, các loại cây ăn quả khác 2.336 ha.

Vùng rừng giáp ranh Bắc Bình vẫn 'nóng'

Từ đầu năm đến nay, mặc dù Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình đã chủ động phối hợp kiểm tra, truy quét, ngăn chặn phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhưng tình hình khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép trên địa bàn huyện vẫn diễn biến rất phức tạp.

'Sức bật' của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mặc dù có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ những chính sách đặc thù, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

16 tác phẩm đoạt Giải báo chí Bình Thuận lần thứ IX

Ngày 11/5/2021, Hội đồng Giải Báo chí Bình Thuận đã họp thống nhất chọn 16 tác phẩm để tặng giải thưởng Giải Báo chí Bình Thuận lần thứ IX - năm 2020.

Niềm vui ở xã đạt chuẩn nông thôn mới

Qua 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) xã Sông Lũy (Bắc Bình) vừa được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020. Đây là kết quả của những nỗ lực của chính quyền và người dân khi biết khơi dậy tinh thần đoàn kết, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương…

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế

Ở vùng đất giàu nắng gió Bắc Bình, tiềm năng lợi thế ngày càng được khai thác tốt hơn và tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Nổi rõ nhất là việc chuyển đổi trong nông nghiệp, cùng với sự phát triển thương mại, dịch vụ. Qua đó, tạo sự chuyển biến đáng kể về đời sống kinh tế và diện mạo nông thôn.

Tiếp tục bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân

Ông Phạm Thanh Hiển và các hộ dân ở xã Bình Tân, Bắc Bình phản ánh: Trước đây, các ngành chức năng huyện đã vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng để thi công kênh tiếp nước 812 - Châu Tá, nhưng không có quyết định thu hồi đất của từng hộ dân. Việc bồi thường cho các hộ dân chia làm nhiều đợt, nhưng chỉ tạm ứng tiền không có biên lai rõ ràng và chưa hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm theo quy định pháp luật. Trong đó có 4 hộ dân chưa được bồi thường hết diện tích đất bị thu hồi, đó là hộ ông Bùi Kiệt, Phạm Thanh Hiển, Phạm Thanh Vinh, Phạm Thị Là.

Kỳ vọng từ vùng cao

Thời tiết ở 2 xã vùng cao Phan Lâm, Phan Sơn (huyện Bắc Bình) trong những ngày hạn hán kéo dài càng trở nên khắc nghiệt. Nhưng trong 'chảo lửa' ấy, hàng chục công nhân của dự án hồ chứa nước Sông Lũy vẫn miệt mài lao động. Chỉ cuối năm nay thôi, dòng nước mát sẽ đong đầy. Mọi kỳ vọng cũng bắt đầu từ đây!

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai cùng một số đơn vị liên quan đã có chuyến thực địa, kiểm tra tình hình và công tác chống hạn tại một số điểm, khu vực hạ du thủy điện Đại Ninh, thuộc huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã đến thăm Nhà máy Thủy điện Bắc Bình, Công trình cấp nước Phan Lâm- Phan Sơn, đập 812 và các cụm điều tiết nước dọc tuyến kênh 812- Châu Tá- Sông Quao…Đây là các tuyến lấy nước từ thủy điện Đại Ninh để cung cấp cho nhân dân và vùng hạ du, có vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ chống hạn.