Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Độc đáo lễ hội đầu Xuân của đồng bào vùng cao A Lưới

Vào dịp đầu Xuân mới, đồng bào các dân tộc người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) tổ chức những lễ hội truyền thống theo phong tục địa phương. Các lễ hội tái hiện sinh động phong tục tập quán trong đời sống, lao động sản xuất của người dân, thể hiện bản sắc văn hóa và tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi

Bỏ ra gần 23 năm sưu tầm, khảo cứu (từ năm 2001), đến cuối năm 2023, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho xuất bản cuốn 'Đặc khảo về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi ở Việt Nam' (Nxb Thanh Niên, tháng 11/2023). Sách dày 145 trang, đặc biệt có rất nhiều ảnh tư liệu in màu, minh họa cho các nội dung, nên sách càng tăng tính mỹ thuật và giá trị nghiên cứu.

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào vùng cao A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru- Vân Kiều…

Ấn tượng Tết Aza Koonh của đồng bào Pa Cô

Khi mùa màng đã thu hoạch xong xuôi, đồng bào ở các bản làng trên dãy Trường Sơn mở hội, cất lên tiếng trống, điệu múa... mừng Tết Aza Koonh truyền thống. Có dịp vui đón Tết cùng đồng bào nơi đây sẽ là trải nghiệm khó quên cho nhiều người.

Thú vị cuộc thi 'Cảnh đẹp A Lưới'

Cuộc thi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch huyện A Lưới, góp phần vào cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện.

Xuân ấm biên cương

Dải đất biên cương nước Việt trải mấy nghìn năm đã là nơi nương náu an toàn cho các bộ tộc thiên di từ hải đảo phía Nam lên và từ phương Bắc xuống. Ước tính, hiện khu vực biên giới quy tụ khoảng trên 40 dân tộc với nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau, tạo nên những nếp sống và nền văn hóa hết sức đặc thù và đa dạng. Mỗi dân tộc với phong tục riêng của mình đã tạo nên những ngày Tết rộn ràng. Tình cảm của bà con các dân tộc chính là điểm tựa vững vàng để những chiến sĩ quân hàm xanh sải bước trên đường tuần tra mùa Xuân.

Đặc sắc lễ hội Aza Koonh của người Pa Cô

Một thời Aza Koonh tưởng chừng mai một, nhưng những nỗ lực của đồng bào Pa Cô đã cứu lấy một phong tục tốt đẹp, lưu truyền nét tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo.

Nghệ thuật dân gian từ làng quê tụ hội về phố tại Festival Huế

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ ngày 25/6 đến 30/6, tại TP Huế đã diễn ra lễ hội đường phố do các đoàn nghệ thuật dân gian đến từ tỉnh Thừa Thiên-Huế và các địa phương trong nước tham gia quảng diễn.

Tết cổ truyền của đồng bào vùng cao A Lưới

Tết Aza còn có tên gọi khác là Lễ mừng cơm mới. Đây một trong những lễ hội thiêng liêng đối với đồng bào vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Aza Koonh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Aza Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Aza Koonh là lễ hội truyền thống, Tết cổ truyền của dân tộc Pa Cô nói riêng và các dân tộc thiểu số huyện A Lưới nói chung nhằm đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới. Đây là một nét tinh hoa văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây, được duy trì qua nhiều thế hệ người dân Pa Cô.