Huyện Cao Phong: Khai thác lợi thế để phát triển du lịch bền vững

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, những năm qua, huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ các giải pháp khai thác tiềm năng để phát triển du lịch. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXVII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 22/11/2017 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (NQ04).

Siết chặt quản lý giao thông đường thủy vùng hồ Hòa Bình mùa lễ hội

Lượng du khách đến với hồ Hòa Bình tham quan, trải nghiệm, đi lễ đền Thác Bờ đầu Xuân tăng đáng kể, nhất là dịp cuối tuần. Lực lượng chức năng tăng cường phối hợp triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, xử lý, kiên quyết không cho xuất bến những phương tiện không đảm bảo an toàn, để có một mùa lễ hội yên vui, an toàn, tạo hình ảnh đẹp cho du khách khi đến trải nghiệm, du ngoạn chốn tâm linh, hồ Hòa Bình.

Du xuân đền Chúa Thác Bờ

Đền Chúa Thác Bờ là địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến thăm quan, vãn cảnh hồ Hòa Bình. Lễ hội đền Bờ mở từ ngày mùng 2 Tết đến hết tháng 4 Âm lịch. Du khách có thể đến đền Bờ từ bến cảng Thung Nai.

Xử nghiêm phương tiện, cảng, bến thủy vi phạm

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II phối hợp kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về phương tiện, cảng bến với số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Khi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển

Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, địa phương, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình nói chung, hồn cốt văn hóa của tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Huyện Cao Phong đầu tư phát triển du lịch

Cao Phong - Mường Thàng từ lâu đã được biết đến là một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh. Huyện sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, hồ thủy điện, vùng thảo nguyên, rừng già, bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nhiều địa danh lịch sử văn hóa. Thời gian qua, Cao Phong đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đồng thời, huyện chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh.

Cảnh giác thủ đoạn giả danh công an bán tài liệu, tập huấn về phòng cháy chữa cháy

Trước sự việc một số đối tượng giả mạo cán bộ Công an gọi điện thoại bán tài liệu và tập huấn cấp chứng nhận về phòng cháy chữa cháy (PCCC) để trục lợi, cơ quan chức năng Công an tỉnh đã phát đi cảnh báo, đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân cảnh giác không giao dịch mua bán với các đối tượng này.

Khai thác hiệu quả lòng hồ Hòa Bình cho phát triển du lịch

Hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: đền Bờ, đền Cô, đền Cậu, bia Vua Lê. Với những tiềm năng đặc biệt này, tỉnh Hòa Bình đã đặt mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trọng điểm là khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Đánh thức tiềm năng, khai thác hiệu quả lòng hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài khoảng 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ với diện tích gần 160 ha tạo nên cảnh quan hùng vĩ. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng, khu vực hồ có nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Mường, Tày, Dao, Thái.

Dâng sao giải hạn đầu năm - đừng để lòng tin trở thành sự cuồng tín

Mới đầu năm trong nhà đã xảy ra bao chuyện: Mồng 3 Tết cậu con trai lớn cùng nhóm bạn tổ chức họp nhóm 'công nhân' - hội cùng đi làm ở các khu công nghiệp ngồi nâng chén rượu xuân… quá chén nên bị ngộ độc nhẹ.

Trả giá cao vẫn không thuê được tàu du lịch hồ Hòa Bình

Thời điểm này, nhiều người ngậm ngùi tiếc nuối khi không thể đặt được tàu đi du lịch, vãn cảnh trên hồ Hòa Bình, nhất những ngày cuối tuần.

Du xuân vãn cảnh đền Bờ

Đến với vùng hồ Hòa Bình, du khách được thưởng ngoạn không gian mây nước, không khí trong lành, tìm hiểu văn hóa, lịch sử tâm linh huyền thoại về Bà Chúa Thác Bờ giúp vua Lê đánh giặc. Du xuân vãn cảnh đền Bờ, khám phá vùng hồ Hòa Bình từ lâu đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Đừng để 'thần lửa' ghé thăm các di tích, cơ sở thờ tự

Mùa xuân, sau Tết Nguyên đán là thời điểm các lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp cả nước, cũng như tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Theo Sở VH-TT&DL, Hòa Bình hiện có 303 điểm di tích được UBND tỉnh đưa vào danh mục bảo vệ, trong đó 104 di tích đã được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp tỉnh). Các di tích, cơ sở thờ tự chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần, thu hút khách du lịch.

Khai thác tốt lợi thế để phát triển du lịch

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Lễ hội Khai mùa Mường Thàng được tổ chức vào mồng 6 tháng giêng tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong). Mặc dù có quy mô cấp xã nhưng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

Huyện Cao Phong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Trên địa bàn huyện Cao Phong có 3 dân tộc chính cùng sinh sống là Mường, Kinh, Dao. Trong đó, dân tộc Mường đông hơn cả với 72% tổng dân số. Cùng với phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống (VHTT) các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…