BỔ SUNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ, ĐỦ MẠNH NHẰM TẠO ĐỘT PHÁ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 tới đây (5/2024). Quan tâm tới dự luật, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung quy định cụ thể, đủ mạnh nhằm tạo đột phá, thúc đẩy phát triển công nghiệp dược.

BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI, THU HÚT ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA CÔNG ĐOÀN

Tham vấn chuyên gia tại Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)' do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 28/3, các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Công đoàn trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết nhằm đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người lao động, từ đó thu hút đông đảo người lao động tham gia Công đoàn.

HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Phòng không nhân dân sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Để góp phần cung cấp thông tin tham khảo dưới góc nhìn chuyên gia phục vụ quá trình cho ý kiến, thẩm tra dự luật, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Phòng không nhân dân' vào chiều 20/3, tại Hà Nội.

Độ tuổi hành nghề của công chứng viên phải khả thi, phù hợp với thực tiễn

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) do Ủy ban Pháp luật và Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, độ tuổi hành nghề của công chứng viên phải khả thi, phù hợp với thực tiễn và cần phân biệt tiêu chuẩn về độ tuổi khi xem xét, bổ nhiệm với độ tuổi hành nghề công chứng của công chứng viên.

SỬA ĐỔI TOÀN DIỆN LUẬT CÔNG CHỨNG: BẢO ĐẢM TÍNH ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) tới đây. Quan tâm góp ý dự thảo luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến nhấn mạnh sự cần thiết sớm sửa đổi toàn diện nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách công chứng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời kiến nghị rà soát một số quy định cho phù hợp với thực tiễn.

CẦN QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUY TRÌNH GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ

Góp ý về Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nguyên Phó Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến đề nghị cần quy định cụ thể hơn về tổ chức, nhiệm vụ, quy trình giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề. Đồng thời quy định cụ thể về thời gian thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề của Quốc hội cần được thẩm tra.

Cho ý kiến hồ sơ lập đề nghị xây dựng, sửa đổi Luật giám sát của Quốc hội và HĐND

Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật cần nêu rõ hơn các hạn chế, bất cập, vướng mắc của quy định luật và thực tiễn hoạt động giám sát; bổ sung những đánh giá nhận định cụ thể hơn đối với những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật hoạt động giám sát,…là những nội dung được đại biểu cho ý kiến tại Hội thảo tham vấn ý kiến hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì hội thảo.

Cho ý kiến hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Sáng 8-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức hội thảo cho ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, trình cơ quan chức năng xem xét, quyết định.

DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND: CÂN NHẮC CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Cơ bản tán thành với các nội dung nêu trong các văn bản của Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến góp ý liên quan đến các quy định giám sát của Hội đồng nhân dân trong dự thảo Luật. Trong đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc thêm các quy định về tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn, về yêu cầu giải trình, về lựa chọn nội dung giải trình...

Chính sách đặc thù tạo điều kiện cho phát triển Thủ đô

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất nhiều chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủ đô Hà Nội. ThS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, mỗi chính sách mới, đặc thù cần phải đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ để lựa chọn phương án tốt nhất cùng với dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện khi Luật có hiệu lực, nhằm bảo đảm tính khả thi cao.

SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO QUY TRÌNH LẬP HIẾN NGÀY CÀNG ĐƯỢC CHÚ TRỌNG QUA CÁC THỜI KỲ

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân ngày càng được Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền quan tâm, chú trọng. Trong đó, hoạt động tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn xã hội; phát huy trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG ĐỔI MỚI, ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ QUAN TRỌNG

Hoạt động giám sát của Quốc hội lần đầu tiên được luật hóa tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, từng bước giúp hoạt động này đi vào nề nếp. Kể từ đó đến nay, hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được đẩy mạnh, có nhiều đổi mới, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Thông qua giám sát đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách, pháp luật, kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI LUÔN ĐƯỢC ĐẢNG QUAN TÂM LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO SÁT SAO

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến cho rằng, việc đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội luôn được Đảng quan tâm chỉ đạo sát sao. Đảng không những lãnh đạo việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội nói chung, mà còn chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của các thiết thế cụ thể trong cơ cấu của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

NHIỀU ĐỔI MỚI TẠO CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Giám sát là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội. Vừa qua, hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật được tăng cường, đẩy mạnh; góp phần quan trọng bảo đảm cho hệ thống pháp luật được đồng bộ, thống nhất và thực hiện nghiêm minh.

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG ĐỔI MỚI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất do Nhân dân cả nước bầu ra, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội luôn luôn chú trọng đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và phương thức hoạt động nhằm thực hiện ngày càng hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Hiến định.

QUY TRÌNH, KỸ THUẬT LẬP PHÁP NGÀY CÀNG ĐỔI MỚI QUA CÁC THỜI KỲ

Một trong dấu ấn quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội là sự đổi mới và không ngừng hoàn thiện về quy trình, kỹ thuật lập pháp qua các thời kỳ. Trong đó, sự ra đời của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật được xem như bước ngoặt quan trọng thể hiện sự chuyên nghiệp, tính chuẩn mực trong quy trình lập pháp, kỹ thuật lập pháp của Quốc hội.

Phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội

Tại Hội thảo thực trạng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam vừa được tổ chức sáng 25.11, các đại biểu, chuyên gia nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo đúng tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.