Gia đình 4 thế hệ cùng cổ vũ

Trước giờ Cuộc đua diễn ra, cụ bà Trần Thị Ngọc, 84 tuổi, ở khu văn công Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cùng con gái là nhạc sĩ Tạ Thị Giáng Son, cháu gái Tạ Thu Nga, chắt ngoại Lại Bảo Anh hòa vào dòng người đứng bên đường đua.

Con đường huyền thoại!

Bằng sức người với cuốc, xẻng, xà beng, bộ đội ta đã san rừng, bạt núi mở đường và dùng sức người kéo pháo vào trận địa - đó là một kỳ tích. Để rồi, kỳ tích ấy đã được tạc vào Tượng đài đường kéo pháo bằng tay (thuộc địa bàn xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên) nằm bên hữu ngạn sông Nậm Rốm. Tượng đài tái hiện hình ảnh những chiến sĩ pháo binh 'gan vàng, dạ sắt' tay bám chắc dây tời, chân như đóng xuống đất khi kéo pháo vượt núi cao, rừng rậm, vực sâu vào trận địa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. 70 năm trôi qua, con đường kéo pháo năm xưa đã trở thành con đường huyền thoại.

Khám phá bảo tàng trưng bày gần 1.000 hiện vật về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trưng bày gần 1.000 hiện vật về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây không chỉ là một điểm đến mà còn là biểu tượng văn hóa quan trọng của tỉnh Điện Biên.

Người đại đội trưởng mẫu mực

'Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm', đó là nhận xét của Đại úy Vũ Hữu Thanh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 45, Binh chủng Pháo binh khi nhắc về Đại úy Trần Mạnh Cường - Đại đội trưởng Đại đội 806. Đây là một trong những cán bộ trẻ tiêu biểu, đạt nhiều thành tích xuất sắc đáng ghi nhận.