Xem xét tính cân đối trong đầu tư lĩnh vực giao thông

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023', đề cập đến vấn đề phân kỳ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, chúng ta phải 'bóc ngắn, cắn dài' vì nguồn lực không đủ, nhưng phân kỳ phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về vận hành, khai thác và đảm bảo an toàn.

Lấy ví dụ tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan có 2 làn, nhưng không có làn dừng khẩn cấp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa rồi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời, Quốc hội cũng dành quan tâm cho những dự án như vậy. Đây là vấn đề cần kiến nghị. Gắn với đó là đầu tư đồng bộ hệ thống đường sá, hành lang giao thông, công trình trạm dừng nghỉ. Lái xe chạy đường dài dễ căng thẳng và gây tai nạn, có trạm dừng nghỉ hợp lý giúp lái xe vừa hồi phục về thể chất, vừa hồi phục về tinh thần.

Về vấn đề phân bổ nguồn lực đầu tư kết nối giao thông đa phương tiện, theo Chủ tịch Quốc hội, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hệ thống đường bộ đã yếu, đang phải tập trung thêm.

Về vấn đề phân bổ nguồn lực đầu tư kết nối giao thông đa phương tiện, theo Chủ tịch Quốc hội, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hệ thống đường bộ đã yếu, đang phải tập trung thêm, nhưng đường thủy nội địa cũng chưa được quan tâm. Tại đây, 1km2 có 0,76km chiều dài sông ngòi, kênh rạch, nhưng tỷ trọng đầu tư vào giao thông thủy chỉ mười mấy phần trăm. Nếu đường thủy làm tốt sẽ giảm tải cho đường bộ và giảm rủi ro, bảo đảm an toàn giao thông và hiệu quả logistics tốt hơn. Phải đặt ra vấn đề chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, sử dụng nguồn lực của Trung ương và địa phương để đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội cho biết Việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của nhân dân.

Việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của nhân dân; chậm khắc phục và xử lý các bất cập về hạ tầng giao thông, xử lý các kiến nghị "điểm đen", điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông; công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ vẫn là khâu yếu, công tác tổ chức điều hành giao thông ở một số địa phương còn bất cập; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè còn diễn ra phổ biến. Nguồn vốn chi thường xuyên được bố trí cho công tác quản lý bảo trì đường bộ còn thấp. Công tác quản lý việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ vẫn còn hạn chế và sơ hở, nhiều phương tiện thay đổi kết cấu, nâng tải trọng hoặc quá niên hạn sử dụng nhưng chưa được phát hiện, công tác quản lý hậu đăng ký, đăng kiểm vẫn còn xem nhẹ.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/xem-xet-tinh-can-doi-trong-dau-tu-linh-vuc-giao-thong-234049.htm