Việc cần làm ngay khi giẫm phải vật nhọn

Gần nhà tôi có rất nhiều công trình đang xây dựng. Tôi thường đi lại quanh khu vực này và sợ chẳng may giẫm phải đinh sắt, vật nhọn ở đó. Tôi cần làm gì nếu vô tình bị thương?

Gần nhà tôi có rất nhiều công trình đang xây dựng. Tôi thường đi lại quanh khu vực này và sợ chẳng may giẫm phải đinh sắt, vật nhọn ở đó. Tôi cần làm gì nếu vô tình bị thương?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Khi bạn giẫm phải đinh sắt, vật nhọn, nếu không kịp thời sơ cứu vết thương, bạn dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy, đặc biệt nguy cơ cao bị uốn ván. Đặc biệt, nguy cơ càng cao với những vết thương sâu, bị nhiễm bụi bẩn hoặc đất.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra. Khi những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chúng tạo ra độc tố gây co thắt cơ gây đau đớn. Bệnh cũng khiến cơ cổ và hàm của một người bị "khóa", khiến việc mở miệng hoặc nuốt trở nên khó khăn.

Thông thường, cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm vaccine. Tuy nhiên, ngay khi bị thương, điều quan trọng là chúng ta cần xử lý đúng cách để phòng ngừa nhiễm trùng và biến chứng uốn ván:

Sơ cứu ngay cả những vết thương nhỏ, không nhiễm trùng như mụn nước, vết xước hoặc bất kỳ vết rách nào trên da.
Cố gắng loại bỏ bụi bẩn và chất dạng hạt rõ ràng ra khỏi vết thương. Điều này rất quan trọng - không chỉ để ngăn ngừa uốn ván mà còn ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác ở vết thương.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất chà tay chứa cồn nếu không thể rửa được.
Vết thương sẽ lành dần theo thời gian. Nhưng nếu vết thương ngày càng đau, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da xung quanh, hạch sưng, lâu hoặc không lành, bạn cần đến bệnh viện ngay. Bởi có thể, vết thương đã bị nhiễm trùng. Vết thương bị nhiễm trùng cũng có thể sờ thấy ấm hoặc nóng và có nhiều dịch (mủ) có mùi hôi.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có thắc mắc và cần được tư vấn thêm.

Độc giả Hà Anh

Nguồn Znews: https://znews.vn/viec-can-lam-ngay-khi-giam-phai-vat-nhon-post1452948.html