Về biên giới Sơn La dự Lễ hội dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng

Ngày 21/2, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng. Lễ hội được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý 'uống nước nhớ nguồn'; quảng bá hình ảnh, giá trị của di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Hai Bà Trưng - một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh vùng biên giới Sơn La.

Nguyên gốc đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng năm 1852 tại thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 1973 do Sông Hồng có sự thay đổi về dòng chảy, chính quyền và nhân dân địa phương đã di chuyển toàn bộ đền thờ về thôn Tân Tiến, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Tây (cũ).

Nguyên gốc đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng năm 1852 tại thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 1973 do Sông Hồng có sự thay đổi về dòng chảy, chính quyền và nhân dân địa phương đã di chuyển toàn bộ đền thờ về thôn Tân Tiến, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Tây (cũ).

Năm 1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc, nhân dân thôn Nại Xã, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng chuyển đến định cư vùng kinh tế mới tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, Sơn La. Đáp ứng nguyện vọng đời sống tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân, tỉnh Hà Tây (cũ) đã cấp kinh phí chuyển toàn bộ đồ nội thất, đồ thờ cúng của Đền thờ từ thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà lên bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

Năm 1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc, nhân dân thôn Nại Xã, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng chuyển đến định cư vùng kinh tế mới tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, Sơn La. Đáp ứng nguyện vọng đời sống tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân, tỉnh Hà Tây (cũ) đã cấp kinh phí chuyển toàn bộ đồ nội thất, đồ thờ cúng của Đền thờ từ thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà lên bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

Ngày 11/11/2011, Đền thờ Hai Bà Trưng được UBND tỉnh Sơn La xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Để gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa Đền thờ được trùng tu, tôn tạo khang trang với diện tích 522m2.

Ngày 11/11/2011, Đền thờ Hai Bà Trưng được UBND tỉnh Sơn La xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Để gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa Đền thờ được trùng tu, tôn tạo khang trang với diện tích 522m2.

Phần lễ của Lễ hội dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng diễn ra với lễ rước nước và lễ dâng hương.

Phần lễ của Lễ hội dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng diễn ra với lễ rước nước và lễ dâng hương.

Lễ rước nước với sự tham gia của các đội xênh tiền; bê lễ; đội cờ, đội chấp kích; trống khẩu; rước chóe lấy nước; rước cỗ kiệu dựng lễ; đội tế; dâng hương…

Lễ rước nước với sự tham gia của các đội xênh tiền; bê lễ; đội cờ, đội chấp kích; trống khẩu; rước chóe lấy nước; rước cỗ kiệu dựng lễ; đội tế; dâng hương…

Đông đảo đoàn thể và bà con nhân dân đã làm lễ rước nước từ Sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Đông đảo đoàn thể và bà con nhân dân đã làm lễ rước nước từ Sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Ở phần dâng hương cũng diễn ra các hoạt đông văn nghệ, biểu diễn võ thuật, múa lân sư rồng, trống hội; đánh trống khai hội, dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà Trưng - những người đã viết nên trang sử vàng của Việt Nam trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước.

Ở phần dâng hương cũng diễn ra các hoạt đông văn nghệ, biểu diễn võ thuật, múa lân sư rồng, trống hội; đánh trống khai hội, dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà Trưng - những người đã viết nên trang sử vàng của Việt Nam trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước.

Ngoài phần lễ, Ban Tổ chức cũng đã tổ chức phần hội với các trò thi, như: đấu vật truyền thống, kéo co, cờ tướng, thi nấu cơm, ném còn...

Ngoài phần lễ, Ban Tổ chức cũng đã tổ chức phần hội với các trò thi, như: đấu vật truyền thống, kéo co, cờ tướng, thi nấu cơm, ném còn...

Các phần thi, trò chơi dân gian thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Các phần thi, trò chơi dân gian thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Lễ hội được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc; đồng thời là dịp để quảng bá hình ảnh, giá trị của di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Hai Bà Trưng - một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh ở vùng biên giới Sơn La./.

Lễ hội được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc; đồng thời là dịp để quảng bá hình ảnh, giá trị của di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Hai Bà Trưng - một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh ở vùng biên giới Sơn La./.

Lê Hạnh/VOV-Tây Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/ve-bien-gioi-son-la-du-le-hoi-dang-huong-den-tho-hai-ba-trung-post1078162.vov