Top di vật bí ẩn chưa một lần được giải mã: Số 3 đã 'bốc hơi'

Những 'di vật' bí ẩn này khiến giới khảo cổ học 'đau đầu' hàng ngàn năm vì đi tìm lời giải.

1. Giếng Tỏa Long (Tỏa Long tỉnh) ở cầu Bắc Tân, Bắc Kinh, Trung Quốc: Đây là một giếng cổ độc đáo, được cho rằng dưới đáy giếng có một con rồng bị trói bằng một sợi xích sắt lớn. Khi kéo xích sắt lên, nước sẽ phun ra và có thể gây lũ lụt.

Câu chuyện về giếng Tỏa Long liên quan đến truyền thuyết và văn hóa Trung Quốc về con rồng. Tuy nhiên, sau khi các nhà khoa học tiến hành khảo sát, họ đã phát hiện tiếng động "rồng gầm" được tạo ra do ma sát giữa xích sắt và thành giếng, không có rồng thật dưới đáy giếng.

Mặc dù vậy, giếng này vẫn được coi là một " di vật" quan trọng và không thể động vào.

2. Bia mộ của Võ Tắc Thiên: Bia mộ của Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế kiệt xuất của Trung Quốc, là một bí ẩn mà giới khảo cổ học "đau đầu" hàng ngàn năm.

Thông thường, các văn bia trước lăng mộ của hoàng đế sẽ ghi lại thành tựu và đóng góp của họ cho đất nước. Nhưng trên bia mộ của Võ Tắc Thiên, không có gì được viết.

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân vì sao bia mộ này không có chữ, bao gồm sự nghi ngờ về các tội lỗi nghiêm trọng của bà trong quá khứ. Tuy nhiên, câu đố này vẫn chưa có lời giải chính xác.

3. Lâu Lan cổ quốc ở sa mạc La Bố: Lâu Lan là một quốc gia cổ đại từng tồn tại ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Trung Quốc, đã biến mất một cách bí ẩn vào năm 630 SCN.

Nguyên nhân biến mất của Lâu Lan cổ quốc vẫn là một bí ẩn khảo cổ lớn. Có nhiều giả thuyết như thiên tai, chiến tranh, hoặc nhiễm bệnh, tuy nhiên, chưa có lời giải thích chính xác tại sao Lâu Lan cổ quốc đột ngột biến mất.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tăng T59 số hiệu 337 vừa được công bố Bảo vật Quốc gia.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/top-di-vat-bi-an-chua-mot-lan-duoc-giai-ma-so-3-da-boc-hoi-1902403.html