Tiềm năng tuyến đường sắt kết nối Á-Âu của Kazakhstan

Nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu, Kazakhstan là một mắt xích quan trọng cho giao thông quá cảnh Á-Âu cùng với đó là tuyến đường sắt từ Châu Âu đến Đông Nam Á.

Kazakhstan được đánh giá là là một mắt xích quan trọng đối tuyến vận tải xuyên Á-Âu khi nằm giữa Trung Á, cùng với đó là tuyến đường sắt ngắn nhất từ Châu Âu đến Trung Á, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Sự tăng trưởng đáng trong vận tải hàng hóa đường sắt của Kazakhstan có thể thấy rõ qua trao đổi hàng hóa giữa nước này với các đối tác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Georgia sau đại dịch COVID-19. Điều này càng làm nổi bật tầm quan trọng tuyến vận tải xuyên Á-Âu của Astana.

Để thúc đẩy vận tải đường sắt giữa Kazakhstan và các nước Trung Á, châu Âu và cả Nam Á, Astana không ngừng tham gia và hợp tác xây dựng các hành lang vận tải đường sắt quốc tế như: Hành lang phía Bắc, Hành lang phía Nam, Hành lang Trung Á, Hành lang Bắc-Nam và Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspi.

Kazakhstan được đánh giá là là một mắt xích quan trọng đối tuyến vận tải xuyên Á-Âu khi nằm giữa Trung Á, cùng với đó là tuyến đường sắt ngắn nhất từ Châu Âu đến Trung Á, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Những hành lang này thể hiện cam kết của Kazakhstan trong việc tăng cường kết nối khu vực. Mỗi hành lang đóng vai trò là một mắt xích quan trọng cho thương mại và vận tải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không chỉ ở Kazakhstan mà còn ở các khu vực được kết nối.

Theo Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD), Mạng lưới xuyên Caspi trung tâm (CTCN), đi qua miền nam Kazakhstan được đánh giá là dự án mang tính bền vững và hiệu quả nhất để tạo dựng liên kết giữa Trung Á và Châu Âu.

Bên cạnh đó các kế hoạch xây dựng và đại tu mạng lưới đường sắt rộng khắp, bao gồm cả một cảng cạn gần biên giới Trung Quốc, phản ánh cam kết mạnh mẽ trong việc cải thiện các cơ sở vận chuyển.

EBRD đã ước tính rằng cần phải đầu tư khoảng 18,5 tỷ euro (20 tỷ USD) cho các dự án này ở Trung Á, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng và tác động tiềm tàng của chúng. Trên viễn cảnh thương mại hoạt động bình thường, khối lượng container trung chuyển trên CTCN có thể tăng từ 18.000 TEU vào năm 2022 lên 130.000 TEU vào năm 2040.

Nếu các dự án đầu tư và các biện pháp kết nối mềm được triển khai để đạt được thời gian vận chuyển tự do là 13 ngày, thì sản lượng container trung chuyển có thể tăng lên 865.000 TEU vào năm 2040 trên CTCN.

Sự gia tăng đáng kể về giao thông và vận chuyển hàng hóa làm nổi bật nhu cầu ngày càng tăng đối với các tuyến vận tải quá cảnh của Kazakhstan. Trong 10 tháng đầu năm 2023, khối lượng vận chuyển hàng hóa ở Kazakhstan bằng tất cả các phương thức vận tải lên tới 725,6 triệu tấn.

Vận tải hàng hóa đường sắt của Kazakhstanđạt 246 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022, và đạt xấp xỉ 300 triệu tấn trong năm 2023.

Trong đó chỉ tính riêng vận tải hàng hóa đường sắt đạt 246 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022, và đạt xấp xỉ 300 triệu tấn trong năm 2023. Vận tải hàng hóa đường sắt giữa Kazakhstan và Trung Quốc lên tới hơn 23 triệu tấn vào năm 2022. Năm 2023, con số này đã tăng thêm 22%.

Bên cạnh CTCN, Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR) với sự tham gia của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Georgia đang trở thành giải pháp thay thế quan trọng cho các tuyến vận tải truyền thông từ châu Á đến châu Âu.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa dọc theo Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspi tăng 2,5 lần lên 1,5 triệu tấn vào năm 2022. Tổng công suất thông qua của TITR là 5,8 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Khối lượng vận tải container là 33.000 TEU container vào năm 2022, trong khi tiềm năng hiện tại của Hành lang Giữa là 80.000 TEU container.

Ngoài ra thời gian vận chuyển dọc theo Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspian đã giảm từ 38-53 ngày xuống còn 18–23 ngày, và dự kiến sẽ được giảm xuống còn 14–18 ngày vào năm 2024, trong lãnh thổ Kazakhstan – từ 6 xuống 5 ngày.

Trà Khánh

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tiem-nang-cua-tuyen-duong-sat-ket-noi-a-au-cua-kazakhstan-ar849637.html