Thêm 'trợ lực' để người nghèo vượt khó

Năm 2022, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đạt 32 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng để NHCSXH tỉnh thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

 Hộ dân xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) được vay vốn chính sách đầu tư chăn nuôi gia súc, phát triển kinh tế. Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, UBND tỉnh và các huyện, thành phố ngày càng quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ngay từ những tháng đầu năm 2021, các huyện, thành phố đã chuyển vốn ngân sách địa phương (NSĐP) sang NHCSXH đạt 10,7 tỷ đồng, vượt kế hoạch NHCSXH Việt Nam giao. Đến hết năm 2021, tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác từ NSĐP đạt gần 59,7 tỷ đồng. Nguồn vốn này NHCSXH đã thực hiện cho vay đối với hộ nghèo hơn 2,3 tỷ đồng, hộ cận nghèo hơn 2 tỷ đồng, hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn hơn 2 tỷ đồng, hỗ trợ việc làm và duy trì mở rộng việc làm hơn 53 tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Thu, khu Tân Bình, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) trong lúc khó khăn về nguồn vốn đầu tư sản xuất đã được NHCSXH giải ngân 50 triệu đồng (năm 2019). Từ số tiền này giúp ông tái đầu tư xưởng gỗ và chăm sóc tốt cho vườn bưởi. Nhờ đó đến nay, xưởng gỗ hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động. Được biết, ngoài gia đình ông Thu, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có trên 140 hộ được vay vốn từ NSĐP chuyển sang NHCSXH. Đối với huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao như Đà Bắc thì nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn chính sách của người dân rất lớn. Những năm qua, UBND huyện đã quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến nay, tổng số tiền chuyển sang đạt hơn 4,3 tỷ đồng, riêng năm 2021 là 800 triệu đồng, hoàn thành 114,2% kế hoạch. Hay như huyện Mai Châu, năm 2021, UBND huyện đã chuyển 700 triệu đồng sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; năm 2022 là 2 tỷ đồng. Đây là số tiền cao nhất UBND huyện Mai Châu đã chuyển sang NHCSXH kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Năm 2022, nguồn vốn ủy thác từ NSĐP chuyển sang NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn đạt 32 tỷ đồng. Đây là số tiền cao gấp 3 lần so với năm 2021 và cao nhất từ trước đến nay kể từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống. Nguồn vốn này sẽ được NHCSXH thực hiện cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều lao động mất việc làm thì nguồn vốn này có vai trò quan trọng, giúp người lao động vượt lên khó khăn, đảm bảo cuộc sống. Với sự quan tâm chuyển vốn của UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã giúp thêm hàng nghìn hộ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, đẩy nhanh công cuộc XĐ-GN trên địa bàn tỉnh. Viết Đào

Hộ dân xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) được vay vốn chính sách đầu tư chăn nuôi gia súc, phát triển kinh tế. Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, kể từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, UBND tỉnh và các huyện, thành phố ngày càng quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ngay từ những tháng đầu năm 2021, các huyện, thành phố đã chuyển vốn ngân sách địa phương (NSĐP) sang NHCSXH đạt 10,7 tỷ đồng, vượt kế hoạch NHCSXH Việt Nam giao. Đến hết năm 2021, tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác từ NSĐP đạt gần 59,7 tỷ đồng. Nguồn vốn này NHCSXH đã thực hiện cho vay đối với hộ nghèo hơn 2,3 tỷ đồng, hộ cận nghèo hơn 2 tỷ đồng, hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn hơn 2 tỷ đồng, hỗ trợ việc làm và duy trì mở rộng việc làm hơn 53 tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Thu, khu Tân Bình, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) trong lúc khó khăn về nguồn vốn đầu tư sản xuất đã được NHCSXH giải ngân 50 triệu đồng (năm 2019). Từ số tiền này giúp ông tái đầu tư xưởng gỗ và chăm sóc tốt cho vườn bưởi. Nhờ đó đến nay, xưởng gỗ hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động. Được biết, ngoài gia đình ông Thu, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có trên 140 hộ được vay vốn từ NSĐP chuyển sang NHCSXH. Đối với huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao như Đà Bắc thì nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn chính sách của người dân rất lớn. Những năm qua, UBND huyện đã quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến nay, tổng số tiền chuyển sang đạt hơn 4,3 tỷ đồng, riêng năm 2021 là 800 triệu đồng, hoàn thành 114,2% kế hoạch. Hay như huyện Mai Châu, năm 2021, UBND huyện đã chuyển 700 triệu đồng sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; năm 2022 là 2 tỷ đồng. Đây là số tiền cao nhất UBND huyện Mai Châu đã chuyển sang NHCSXH kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Đồng chí Nguyễn Minh Hưng, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Năm 2022, nguồn vốn ủy thác từ NSĐP chuyển sang NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn đạt 32 tỷ đồng. Đây là số tiền cao gấp 3 lần so với năm 2021 và cao nhất từ trước đến nay kể từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống. Nguồn vốn này sẽ được NHCSXH thực hiện cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều lao động mất việc làm thì nguồn vốn này có vai trò quan trọng, giúp người lao động vượt lên khó khăn, đảm bảo cuộc sống. Với sự quan tâm chuyển vốn của UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã giúp thêm hàng nghìn hộ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, đẩy nhanh công cuộc XĐ-GN trên địa bàn tỉnh. Viết Đào

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/162221/them-tro-luc-de-nguoi-ngheo-vuot-kho.htm