QUÁN TRIỆT NỘI DUNG VÀ LÀM RÕ YÊU CẦU, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG TỔ CHỨC THI HÀNH LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

Tiếp nối thành công của Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 được tổ chức vào sáng 07/3 tới tiếp tục sẽ là dịp quan trọng để quán triệt những điểm mới, nội dung quan trọng, các nhiệm vụ Quốc hội giao, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết.

Hình ảnh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 9/2023

Hình ảnh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 9/2023

Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/2023, là một điểm mới trong hoạt động của Quốc hội khóa XV nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với công tác xây dựng và thực thi pháp luật, trong đó, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh nhất quán, kịp thời, hiệu quả và hiệu lực.

Kết quả của hội nghị cũng là cơ sở để các cơ quan nghiên cứu, tổ chức các hoạt động nhằm quán triệt, triển khai nội dung cụ thể của các luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành thuộc trách nhiệm triển khai hoặc liên quan trực tiếp tới cơ quan, tổ chức, địa phương mình; là kinh nghiệm để lan tỏa đến Hội đồng nhân dân các cấp nghiên cứu tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm quan triệt đầy đủ, đôn đốc và giám sát nghiêm túc việc triển khai các nghị quyết của mình. Từ thành công của Hội nghị lần thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tổ chức định kỳ hàng năm hội nghị này.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: "Để các luật, nghị quyết của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6."

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: "Để các luật, nghị quyết của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6."

Theo dự kiến chương trình, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, các đại biểu sẽ nghe các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu triển khai luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV; báo cáo của Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 và các tham luận của các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ.

Mục tiêu của hội nghị là để quán triệt những điểm mới, nội dung quan trọng, các nhiệm vụ Quốc hội giao, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức hữu quan triển khai thực hiện, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân tiến hành giám sát, theo dõi, đánh giá. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan trong việc tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Sẽ có 9 luật và 10 nghị quyết được quán triệt, triển khai tại hội nghị lần này. Gồm: Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Nhà ở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước; Luật Viễn thông; Luật Đất đai; Luật Các tổ chức tín dụng.

Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết 104/2023/QH15về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Nghị quyết 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; Nghị quyết 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; Nghị quyết 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết 108/2023/QH15 về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; Nghị quyết 109/2023/QH15 về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết 112/2024/QH15 về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hội nghị triển khai các luật, nghị quyết không chỉ khẳng định sự quan tâm, chủ động, đồng hành, của Quốc hội mà còn cho thấy Quốc hội rất trách nhiệm, chặt chẽ trong vai trò giám sát, đôn đốc, tăng cường thực thi hiệu quả các luật, nghị quyết đã được thông qua; tiếp tục xác định tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên mà Chính phủ, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cả ở Trung ương và địa phương không thể “lơ là”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức

Khẳng định ý nghĩa của hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết, sau khi luật được ban hành thì bước quan trọng tiếp theo là các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan chức năng phải khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn. Việc tổ chức hội nghị này nhằm mục đích phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan chức năng để sớm triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả và nhanh chóng, kịp thời đối với tất cả các quy định của văn bản pháp luật đã được Quốc hội thông qua. Điều này giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật cũng như các đối tượng chịu sự điều chỉnh sẽ hiểu một cách đầy đủ nhất và phổ thông một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật cần bám sát vào những đối tượng cần phải được ưu tiên. Những vấn đề có tác động lớn cần phải xin các ý kiến của các chuyên gia, thậm chí là xin ý kiến rộng rãi của đối tượng chịu sự tác động, người dân; bảo đảm nội dung văn bản dưới luật bám sát và thống nhất với nội dung của luật, sát thực tế, không mâu thuẫn hoặc không vượt quá hiệu lực của luật đã được ban hành.

Trong quá trình tổ chức triển khai thi hành luật, để luật sớm đi vào cuộc sống thì các cơ quan thẩm tra cũng phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo dự án luật và các cơ quan được giao ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật khi cần thiết, cùng cơ quan tổ chức thực thi luật có phương hướng, kế hoạch nhiệm vụ để tuyên truyền, phổ biến pháp luật với phương pháp thích hợp nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, với nhiệm được giao, theo thẩm quyền được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội sẽ có trách nhiệm giám sát việc Chính phủ, các bộ, ngành được giao ban hành văn bản quy định chi tiết bảo đảm tiến độ, thời hạn.

Bên cạnh giám sát yêu cầu về thời hạn, các cơ quan của Quốc hội cũng sẽ giám sát thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, trình tự, thủ tục và các nội dung quy định chi tiết phải bám sát các chính sách trong luật, quy định một cách chi tiết, rõ ràng hơn để thuận tiện trong quá trình tổ chức thực hiện, không tạo thêm các chi phí về tuân thủ. Có như vậy luật mới đi vào cuộc sống. Các cơ quan cũng cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp, các cấp chính quyền nhận thức đầy đủ về các quy định, các chính sách của Luật.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Tự Nam

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Tự Nam

Đánh giá cao việc tổ chức hội nghị, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Tự Nam cho rằng pháp luật chỉ có giá trị và đi vào cuộc sống khi từ khâu xây dựng, đến khâu triển khai tổ chức thực hiện phải được tiến hành một cách đồng bộ… Tin tưởng rằng, với những đổi mới của Quốc hội khóa XV, từ nay cho tới cuối nhiệm kỳ, công tác xây dựng luật của Quốc hôịa sẽ đạt nhiều thành tích tốt, đáp ứng được yêu cầu theo Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị đã đề ra cho cả nhiệm kỳ./.

Bảo Yến - Dương Dung

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=85162