Quân Nga 'ăn miếng trả miếng', dùng bom chùm đáp trả Ukraine

Kể từ khi Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp đạn chùm cho Ukraine, mức độ đẫm máu của chiến trường tiền tuyến Nga-Ukraine đã lên đến mức cao nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.

Theo thông tin của hãng tin Sputnik của Nga ngày 16/7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng đạn chùm do Mỹ viện trợ ở chiến trường ở Zaporozhye.

Theo thông tin của hãng tin Sputnik của Nga ngày 16/7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng đạn chùm do Mỹ viện trợ ở chiến trường ở Zaporozhye.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng công bố video thực chiến sử dụng đạn chùm để ngăn chặn và làm tan rã cuộc tấn công của Nga. Hình ảnh cho thấy một đại đội bộ binh Nga bị UAV trinh sát của Ukraine khóa chặt trên đường cơ động, sau đó quân đội Ukraine bắn đạn chùm 155mm DPICM M483 vào đại đội quân Nga (ảnh xe thiết giáp Nga sau khi bị tấn công bằng đạn chùm của Ukraine).

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng công bố video thực chiến sử dụng đạn chùm để ngăn chặn và làm tan rã cuộc tấn công của Nga. Hình ảnh cho thấy một đại đội bộ binh Nga bị UAV trinh sát của Ukraine khóa chặt trên đường cơ động, sau đó quân đội Ukraine bắn đạn chùm 155mm DPICM M483 vào đại đội quân Nga (ảnh xe thiết giáp Nga sau khi bị tấn công bằng đạn chùm của Ukraine).

Mỗi quả đạn chùm 155mm DPICM M483 do Mỹ sản xuất, được nạp từ 37 đến 88 quả đạn con, mỗi quả đạn con chứa 57g thuốc nổ mạnh, sau khi đạn con kích nổ, thậm chí có thể xuyên giáp dày 10mm, tạo ra một lượng lớn mảnh đạn để giết hại sinh lực lộ của đối phương.

Mỗi quả đạn chùm 155mm DPICM M483 do Mỹ sản xuất, được nạp từ 37 đến 88 quả đạn con, mỗi quả đạn con chứa 57g thuốc nổ mạnh, sau khi đạn con kích nổ, thậm chí có thể xuyên giáp dày 10mm, tạo ra một lượng lớn mảnh đạn để giết hại sinh lực lộ của đối phương.

Trên thực tế, đạn chùm DPICM 155mm chỉ là một trong nhiều loại đạn chùm mà Mỹ tuyên bố viện trợ cho Ukraine. Theo danh sách chính thức do Mỹ công bố, họ đã cung cấp cho Ukraine vào tháng 7 các loại đạn chùm chống bộ binh cỡ nòng 155 mm gồm đạn chùm M449, đạn chùm đa năng chống thiết giáp/chống bộ binh M483, đạn chùm tăng tầm M864 và đạn chùm 227mm, dùng trên hệ thống pháo cơ động cao HIMARS và pháo phản lực phóng loạt M270.

Trên thực tế, đạn chùm DPICM 155mm chỉ là một trong nhiều loại đạn chùm mà Mỹ tuyên bố viện trợ cho Ukraine. Theo danh sách chính thức do Mỹ công bố, họ đã cung cấp cho Ukraine vào tháng 7 các loại đạn chùm chống bộ binh cỡ nòng 155 mm gồm đạn chùm M449, đạn chùm đa năng chống thiết giáp/chống bộ binh M483, đạn chùm tăng tầm M864 và đạn chùm 227mm, dùng trên hệ thống pháo cơ động cao HIMARS và pháo phản lực phóng loạt M270.

Về vấn đề này, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đanh thép tuyên bố: Khi quân đội Ukraine sử dụng vũ khí phi nhân tính như vậy, quân đội Nga cũng sẽ sử dụng vũ khí tương đương để "trả đũa”.

Về vấn đề này, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đanh thép tuyên bố: Khi quân đội Ukraine sử dụng vũ khí phi nhân tính như vậy, quân đội Nga cũng sẽ sử dụng vũ khí tương đương để "trả đũa”.

Như vậy cả quân đội Nga và quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng loại đạn hủy diệt hàng loạt, được mệnh danh là “cơn mưa tử thần” này trong chiến đấu. Theo một số blogger quân sự thân phương Tây, để chống lại cuộc tấn công cường độ cao của quân đội Ukraine theo hướng Zaporizhia trên chiến tuyến phía nam, quân đội Nga cũng đã tung đòn không thương tiếc về hướng Kupyansk ở Kharkov.

Như vậy cả quân đội Nga và quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng loại đạn hủy diệt hàng loạt, được mệnh danh là “cơn mưa tử thần” này trong chiến đấu. Theo một số blogger quân sự thân phương Tây, để chống lại cuộc tấn công cường độ cao của quân đội Ukraine theo hướng Zaporizhia trên chiến tuyến phía nam, quân đội Nga cũng đã tung đòn không thương tiếc về hướng Kupyansk ở Kharkov.

Hóa ra đòn "ăn miếng trả miếng" của người Nga hoàn toàn không phải là một lời nói xuông. Từ ngày 20/7, trên hướng Kupyansk thuộc Kharkov, quân đội Nga bắt đầu tập trung quân số lớn để thực hiện đột phá chiến lược vào quân đội Ukraine.

Hóa ra đòn "ăn miếng trả miếng" của người Nga hoàn toàn không phải là một lời nói xuông. Từ ngày 20/7, trên hướng Kupyansk thuộc Kharkov, quân đội Nga bắt đầu tập trung quân số lớn để thực hiện đột phá chiến lược vào quân đội Ukraine.

Theo hãng tin Mỹ CNN, trích dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, bà Hanna Maliar cho biết, quân đội Nga đã tập trung tổng cộng khoảng 100.000 quân từ Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân hợp thành số 6. Đây là hai đơn vị tinh nhuệ nhất tại Quân khu phía Tây Nga.

Theo hãng tin Mỹ CNN, trích dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, bà Hanna Maliar cho biết, quân đội Nga đã tập trung tổng cộng khoảng 100.000 quân từ Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân hợp thành số 6. Đây là hai đơn vị tinh nhuệ nhất tại Quân khu phía Tây Nga.

Trong cuộc phản công của quân Nga tại Kupyansk, Quân đội Nga đã sử dụng đạn chùm trong cuộc tấn công. Loại đạn chùm tiêu biểu nhất ở Nga là đạn chùm đa năng 300mm 9M55K5, được phóng bởi pháo phản lực phóng loạt Tornado (Ảnh đạn chùm 300mm 9M55K5).

Trong cuộc phản công của quân Nga tại Kupyansk, Quân đội Nga đã sử dụng đạn chùm trong cuộc tấn công. Loại đạn chùm tiêu biểu nhất ở Nga là đạn chùm đa năng 300mm 9M55K5, được phóng bởi pháo phản lực phóng loạt Tornado (Ảnh đạn chùm 300mm 9M55K5).

Mỗi quả đạn 9M55K5 được tích hợp 490~640 quả đạn con, chủ yếu dùng để sát thương bộ binh ẩn lộ trong và ngoài công sự. Một loạt tên lửa đầy đủ gồm 12 quả từ bệ phóng tên lửa Tornado, có thể bao phủ diện tích 672.000 mét vuông; nên nó còn được quân đội U kraine gọi là "cơn mưa thép tử thần".

Mỗi quả đạn 9M55K5 được tích hợp 490~640 quả đạn con, chủ yếu dùng để sát thương bộ binh ẩn lộ trong và ngoài công sự. Một loạt tên lửa đầy đủ gồm 12 quả từ bệ phóng tên lửa Tornado, có thể bao phủ diện tích 672.000 mét vuông; nên nó còn được quân đội U kraine gọi là "cơn mưa thép tử thần".

Theo báo chí Ukraine đưa tin, trước ưu thế hỏa lực ác liệt do bom, đạn chùm của quân đội Nga, quân đội Ukraine đóng ở hướng Kupyansk đã rơi vào tình thế khó khăn. Quân đội Nga đã phóng đạn chùm, tiêu diệt hiệu quả bộ binh của quân đội Ukraine nằm rải rác trên chiến trường. Do loại đạn này được kích nổ trên không, nên có thể gây sát thương với cả binh sĩ Ukraine ẩn nấp trong chiến hào và họ không thể sống sót trước loạt "mưa thép tử thần" của Nga.

Theo báo chí Ukraine đưa tin, trước ưu thế hỏa lực ác liệt do bom, đạn chùm của quân đội Nga, quân đội Ukraine đóng ở hướng Kupyansk đã rơi vào tình thế khó khăn. Quân đội Nga đã phóng đạn chùm, tiêu diệt hiệu quả bộ binh của quân đội Ukraine nằm rải rác trên chiến trường. Do loại đạn này được kích nổ trên không, nên có thể gây sát thương với cả binh sĩ Ukraine ẩn nấp trong chiến hào và họ không thể sống sót trước loạt "mưa thép tử thần" của Nga.

Chỉ sau 48 giờ giao tranh, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội Nga đã bắt đầu đạt được "tiến triển khả quan" trên hướng Kupyansk, đã loại khỏi vòng chiến đấu ít nhất 3.000 binh sĩ Ukraine, trong đó có 8 xe tăng, 47 xe bọc thép và 28 pháo tự hành và các trang thiết bị kỹ thuật chiến đấu khác.

Chỉ sau 48 giờ giao tranh, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội Nga đã bắt đầu đạt được "tiến triển khả quan" trên hướng Kupyansk, đã loại khỏi vòng chiến đấu ít nhất 3.000 binh sĩ Ukraine, trong đó có 8 xe tăng, 47 xe bọc thép và 28 pháo tự hành và các trang thiết bị kỹ thuật chiến đấu khác.

Với hỏa lực mạnh mở đường, Cụm tập đoàn quân thuộc Quân khu phía Tây Nga đã tiến sâu 3 km, tuyến phòng thủ của Quân đội Ukraine đã xuất hiện “lỗ hổng”. Hiện tại, cục diện toàn chiến trường Nga-Ukraine đã rõ ràng hơn nhiều so với tháng trước.

Với hỏa lực mạnh mở đường, Cụm tập đoàn quân thuộc Quân khu phía Tây Nga đã tiến sâu 3 km, tuyến phòng thủ của Quân đội Ukraine đã xuất hiện “lỗ hổng”. Hiện tại, cục diện toàn chiến trường Nga-Ukraine đã rõ ràng hơn nhiều so với tháng trước.

Quân đội Ukraine đã tập trung lực lượng phản công chủ yếu ở trên hướng Zaporozhye thuộc mặt trận phía nam, khiến Tập đoàn quân 58 của Nga phải chiến đấu hết mình. Nhưng trên hướng Kharkov, quân đội Nga cũng tập trung hai tập đoàn quân tinh nhuệ của Quân khu phía Tây, tạo sức ép ở mặt trận phía bắc. (Ảnh quân Ukraine tập trung lực lượng trên hướng Zaporizhia).

Quân đội Ukraine đã tập trung lực lượng phản công chủ yếu ở trên hướng Zaporozhye thuộc mặt trận phía nam, khiến Tập đoàn quân 58 của Nga phải chiến đấu hết mình. Nhưng trên hướng Kharkov, quân đội Nga cũng tập trung hai tập đoàn quân tinh nhuệ của Quân khu phía Tây, tạo sức ép ở mặt trận phía bắc. (Ảnh quân Ukraine tập trung lực lượng trên hướng Zaporizhia).

Mục đích của Nga tại Kupyansk là xuyên thủng các tuyến phòng ngự của Quân đoàn 9 và 10 của Quân đội Ukraine. Câu hỏi đặt ra là quân Ukraine chọc thủng tuyến Zaporozhye của quân Nga trước hay quân Nga chọc thủng Kupyansk của Ukraine trước?

Mục đích của Nga tại Kupyansk là xuyên thủng các tuyến phòng ngự của Quân đoàn 9 và 10 của Quân đội Ukraine. Câu hỏi đặt ra là quân Ukraine chọc thủng tuyến Zaporozhye của quân Nga trước hay quân Nga chọc thủng Kupyansk của Ukraine trước?

Xét trên quan điểm duy lý, cán cân chiến thắng trong cuộc chiến hiện nay đang nghiêng về phía quân đội Nga. Theo các nhà phân tích quân sự độc lập, có thể nhận thấy, lực lượng chiếm ưu thế thực sự trên chiến trường này là pháo binh và hiệu quả tấn công của lực lượng tăng-thiết giáp thường không khả quan.

Xét trên quan điểm duy lý, cán cân chiến thắng trong cuộc chiến hiện nay đang nghiêng về phía quân đội Nga. Theo các nhà phân tích quân sự độc lập, có thể nhận thấy, lực lượng chiếm ưu thế thực sự trên chiến trường này là pháo binh và hiệu quả tấn công của lực lượng tăng-thiết giáp thường không khả quan.

Lý do rất đơn giản, xe tăng trên chiến trường Nga-Ukraine phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, từ UAV tự sát, mìn chống tăng, đạn pháo chính xác và tên lửa chống tăng di động. Nếu bên nào cố gắng tung ra các cuộc tấn công bằng cụm bọc thép một cách mù quáng, cuối cùng họ sẽ trở thành đống sắt vụn.

Lý do rất đơn giản, xe tăng trên chiến trường Nga-Ukraine phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, từ UAV tự sát, mìn chống tăng, đạn pháo chính xác và tên lửa chống tăng di động. Nếu bên nào cố gắng tung ra các cuộc tấn công bằng cụm bọc thép một cách mù quáng, cuối cùng họ sẽ trở thành đống sắt vụn.

Trong hoàn cảnh như vậy, bên nào có lực lượng pháo binh mạnh hơn, có thể chiếm ưu thế về hỏa lực. Do đó có thế chủ động hơn trong tấn công/phòng thủ. Nhìn vào hiện tại, rõ ràng quân đội Nga luôn có ưu thế về hỏa lực pháo binh. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu chiến tranh của Mỹ (ISW), cường độ hỏa lực pháo binh thông thường của quân đội Nga vẫn gấp hơn 5 lần so với quân đội Ukraine.

Trong hoàn cảnh như vậy, bên nào có lực lượng pháo binh mạnh hơn, có thể chiếm ưu thế về hỏa lực. Do đó có thế chủ động hơn trong tấn công/phòng thủ. Nhìn vào hiện tại, rõ ràng quân đội Nga luôn có ưu thế về hỏa lực pháo binh. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu chiến tranh của Mỹ (ISW), cường độ hỏa lực pháo binh thông thường của quân đội Nga vẫn gấp hơn 5 lần so với quân đội Ukraine.

Nguyên nhân khiến quân đội Ukraine thiếu hỏa lực pháo binh thông thường chủ yếu là do năng lực sản xuất đạn dược của các "đồng minh" phương Tây “quá mỏng”; trong khi đó nguồn dự trữ đã vét sạch. Giá trị sản lượng GDP của các nước phương Tây tuy cao, nhưng đầu tư thực sự vào ngành công nghiệp sản xuất lại rất nhỏ và năng lực sản xuất quốc phòng (nhất là đạn pháo) đã bị thu hẹp từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Nguyên nhân khiến quân đội Ukraine thiếu hỏa lực pháo binh thông thường chủ yếu là do năng lực sản xuất đạn dược của các "đồng minh" phương Tây “quá mỏng”; trong khi đó nguồn dự trữ đã vét sạch. Giá trị sản lượng GDP của các nước phương Tây tuy cao, nhưng đầu tư thực sự vào ngành công nghiệp sản xuất lại rất nhỏ và năng lực sản xuất quốc phòng (nhất là đạn pháo) đã bị thu hẹp từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Do đó, quân đội Ukraine luôn bị quân Nga “đàn áp” về hỏa lực pháo binh trên chiến trường, và trong bối cảnh như vậy, buộc Tổng thống Mỹ Biden đã bất chấp áp lực quốc tế, để hỗ trợ Ukraine về bom đạn chùm. Từ quan điểm này, quân đội Nga chắc chắn đang dần lấy lại thế chủ động trên chiến trường.

Do đó, quân đội Ukraine luôn bị quân Nga “đàn áp” về hỏa lực pháo binh trên chiến trường, và trong bối cảnh như vậy, buộc Tổng thống Mỹ Biden đã bất chấp áp lực quốc tế, để hỗ trợ Ukraine về bom đạn chùm. Từ quan điểm này, quân đội Nga chắc chắn đang dần lấy lại thế chủ động trên chiến trường.

Mời độc giả xem thêm video Sức mạnh hệ thống tác chiến điện tử của Nga khiến Mỹ lo sợ:

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-nga-an-mieng-tra-mieng-dung-bom-chum-dap-tra-ukraine-1883064.html