Petronas phát hiện 10 địa điểm khai thác dầu khí trong năm 2022

Tập đoàn dầu khí nhà nước Petronas của Malaysia và các nhà thầu dầu khí (PACs) đã ghi nhận tổng số 10 địa điểm khai thác dầu khí tại Malaysia trong năm 2022 sau khi gia tăng các hoạt động thăm dò.

Biểu tượng của Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petronas. Ảnh: Reuters

Biểu tượng của Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petronas. Ảnh: Reuters

Trong tuyên bố vào ngày 22/12, Petronas cho biết 8 địa điểm khai thác dầu khí đã được thực hiện ngoài khơi bờ biển Sarawak thuộc Đông Malaysia và 1 địa điểm khai thác ngoài khơi bờ biển Sabah cũng thuộc Đông Malaysia và Bán đảo Tây Malaysia.

Phát hiện mỏ dầu lớn nhất được thực hiện bởi Petronas Carigali tại giếng Nahara-1 ở Lô SK306 thuộc quận Balingian (Sarawak). Theo tập đoàn, các địa điểm khai thác cũng được thực hiện ở các quận thuộc Trung -Tây Luconia và Baram của Sarawak, vốn là các lưu vực có nhiều bể và mỏ khí đốt nhất của Malaysia.

Tại Trung Luconia, Shell đã có những phát hiện tại các giếng Inai-1 và Temu-1 trong Lô MLNG, trong khi Mubadala Energy tìm thấy nhiều khí hơn trong Lô SK320 tại giếng Cengkih-1.

Trong khi đó, tại phía Tây Luconia, ConocoPhillips đã khoan 3 giếng thăm dò ở Lô WL4-00 và phát hiện khí ở giếng Gagau-1. Các giếng Salam-3 và Benum-2 xác nhận sự mở rộng tích tụ dầu khí ở các lô đứt gãy liền kề .

Tại Baram, PTTEP đã thực hiện địa điểm khai thác khí trong Lô SK410B thông qua giếng Paprika-1, vốn là nơi Lang Lebah khổng lồ cũng được phát hiện vào năm 2019.

Ở vùng nước siêu sâu Sabah, TotalEnergies đã thực hiện địa điểm khai thác dầu khí tại giếng Tepat-2 ở Lô N thuộc Sabah Trough, tiếp tục chứng minh quy mô của việc phát hiện dầu khí Tepat-1 trước đó vào năm 2018.

Ngoài khơi bờ biển của bán đảo, Hess đã tìm thấy một vỉa khí mới tại giếng Bergading Deep-4 ở Lô PM302 trong Lưu vực Bắc Mã Lai.

Theo ông Mohamed Firouz Asnan, Phó Chủ tịch cấp cao Cơ quan Quản lý Dầu mỏ Malaysia (MPM) thuộc Petronas, 2022 là năm thuận lợi cho hoạt động thăm dò tại nước này.

Ông chia sẻ sự hài lòng tuyệt đối với các hoạt động thăm dò gia tăng, trong đó 16 giếng đã được hoàn thành, với 2 giếng nữa đang được tiến hành, tăng gấp đôi con số của năm 2021.

Theo lãnh đạo MPM, tỷ lệ thành công tới 60% đã chứng minh sự phong phú của các lưu vực Malaysia. Hầu hết các địa điểm khai thác có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng với chi phí thấp hơn, do nằm gần mạng lưới cơ sở hạ tầng hiện có rộng lớn.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc cấp cao về thăm dò tài nguyên của MPM Azmir Zamri chia sẻ thêm rằng tập hợp dữ liệu đa khách hàng rộng lớn của MPM bao gồm các khu vực mới nổi và biên giới sẽ tiếp tục là chìa khóa giúp đẩy nhanh thời gian khoan.

Ông cho biết: “Được kích hoạt bởi kế hoạch sắp xếp giàn khoan dài hạn của MPM, các PAC đang chuẩn bị khoan tới 30 giếng thăm dò vào năm 2023. Đây là một phần trong nỗ lực tiếp tục gia tăng cơ sở tài nguyên hydrocarbon của đất nước để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, không chỉ trong nước mà còn trên toàn cầu”.

Ngoài thành công trong hoạt động thăm dò, đã có sự gia tăng mức độ hấp dẫn trong Vòng đấu thầu Malaysia (MBR) 2022 khi các nhà đầu tư phản ứng mạnh mẽ trước lời kêu gọi đầu tư vào hoạt động thăm dò lớn hơn.

Petronas cho biết việc ký kết hợp đồng chia sẻ sản xuất cho các gói thầu MBR 2022 thành công được lên kế hoạch vào tháng 2/2023 và tiếp theo là việc ra mắt MBR 2023.

MBR 2022 được ra mắt vào ngày 27/1 với 14 lô thăm dò, 6 cụm cơ hội tài nguyên được địa điểm khai thác và 1 cụm tài sản cuối đời được cung cấp trong vòng đấu thầu.

Thông qua MPM, Petronas cấp giấy phép khai thác dầu khí, quản lý các thỏa thuận dầu khí và cung cấp dịch vụ quản lý cho các hoạt động dầu khí thượng nguồn ở Malaysia./.

An Nguyễn (P/v TTXVN tại Malaysia)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/petronas-phat-hien-10-dia-diem-khai-thac-dau-khi-trong-nam-2022/272798.html