'Nữ tướng' nào nổi tiếng trong Khởi nghĩa Nam Kỳ?

Nam Kỳ khởi nghĩa là trang sử oanh liệt của 'Nam Bộ Thành đồng', của miền Nam 'đi trước về sau' trên suốt chặng đường cách mạng của đất nước Việt Nam.

1. Khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra vào ngày tháng năm nào?

A. 23/11/1940

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo lịch sử Nam Bộ kháng chiến, từ Hội nghị Trung ương tháng 3/1939, Đảng đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Sau thời điểm đó, Xứ ủy Nam Kỳ đã xác định chủ trương chuẩn bị kế hoạch khởi nghĩa.Tháng 3/1940, Xứ ủy Nam Kỳ thông qua đề cương cuộc khởi nghĩa. Sau hàng loạt hội nghị quan trọng từ tháng 3 đến tháng 11/1940, Xứ ủy tiến tới thống nhất tư tưởng khởi nghĩa vũ trang, phát động cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền địch.Giữa tháng 11/1940, trước tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp lên cao, Xứ ủy Nam Kỳ (trực thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân. Thời gian khởi nghĩa bắt đầu vào đêm 22, rạng sáng ngày 23/11/1940. Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các địa phương Nam Kỳ (18/20 tỉnh) với tinh thần quyết liệt, diễn ra mạnh nhất ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Khởi nghĩa Nam Kỳ tuy diễn ra trong một thời gian ngắn (23/11 - 31/12/1940), bị kẻ thù dìm trong biển máu, song có ý nghĩa lịch sử to lớn, là bước tập dượt trực tiếp cho quần chúng, cán bộ, đảng viên đi đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945.

B. 24/11/1940

C. 25/11/1940

2. Trong lúc nhân dân tích cực chuẩn bị khởi nghĩa thì có chỉ thị hoãn cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong lúc nhân dân Nam Kỳ tích cực chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 7 họp tại Ðình Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940 nhận định, điều kiện khởi nghĩa trong cả nước chưa chín muồi, từ đó đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Tuy nhiên, do điều kiện truyền đạt thông tin liên lạc gặp khó khăn, lệnh đình chỉ khởi nghĩa của Trung ương từ miền Bắc vào chậm, trong khi mệnh lệnh phát động nổi dậy đã được ban bố toàn miền, không thể hoãn lại được. Đồng chí Phan Đăng Lưu được Trung ương giao nhiệm vụ vào Nam kỳ truyền lệnh hoãn này. Đồng chí Phan Đăng Lưu đang trên đường vào thì ngày 20-11, tại ngôi nhà của bà Hai Hương, Thường vụ Xứ ủy đã phát lệnh khởi nghĩa. Hàng vạn người dân vùng Gò Vấp, Hóc Môn, Bà Điểm nhất tề đứng lên làm cuộc khởi nghĩa võ trang chiếm giữ nhiều đồn bót, dinh thự của địch, gây cho chúng nhiều tổn thất.Do lực lượng ta chủ yếu sử dụng vũ khí thô sơ nên không thể chống trả lại quân Pháp phản công, đến chiều tối 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa đành thất bại, nhân dân Hóc Môn, Gò Vấp bị khủng bố, đàn áp dã man. Đã có hàng ngàn chiến sĩ, đồng bào ta bị giặc Pháp bắt, giết hại, dìm phong trào đấu tranh cách mạng của Hóc Môn và Nam kỳ trong cảnh đầu rơi, máu chảy. Nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kỳ ấy đã hun đúc tinh thần cho các cuộc đấu tranh sau này giành được những thắng lợi vẻ vang.

B. Sai

3. Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại bao nhiêu địa phương ở Nam Kỳ?

A. 17/20 tỉnh

B. 18/20 tỉnh

Câu trả lời đúng là đáp án B: Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các địa phương Nam Kỳ (18/20 tỉnh) với tinh thần quyết liệt, diễn ra mạnh nhất ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường giao thông... Chính quyền địch bị phá vỡ từng mảng lớn ở nông thôn và một số vùng ven đô. Chính quyền cách mạng được thành lập. Riêng tại Mỹ Tho, quần chúng đã nổi dậy giành quyền làm chủ ở 54 xã.

C. 19/20 tỉnh

4. Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đúng hay sai?

A. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lần đầu tiên, cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình. Những phần tử phản cách mạng bị đưa ra xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo.Thực dân Pháp và tay sai đã tìm cách đối phó, đàn áp cuộc khởi nghĩa rất tàn khốc. Không quân Pháp ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy, đặc biệt ở địa bàn trọng điểm như Năm Thôn, Cai Lậy, Chợ Giữa, Càng Long (Mỹ Tho) làm chết và bị thương hàng trăm người. Trong thời gian từ 22/11 đến 31/12/1940, ở các tỉnh Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, thực dân Pháp bắt gần 6.000 người yêu nước tham gia đấu tranh, trong đó hàng ngàn người bị địch giết hại, bị đày ra Côn Đảo và các trại tập trung. Một số cán bộ ưu tú của Đảng Cộng sản Đông Dương bị bắt từ trước cuộc khởi nghĩa cũng nhân dịp này bị chúng đưa ra xử bắn (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Ðăng Lưu...). Cơ sở Đảng bị tổn thất nặng, nhưng một số cán bộ và lực lượng nghĩa quân ít ỏi còn lại đã kịp thời rút vào rừng, lập căn cứ để củng cố lực lượng chờ cơ hội hoạt động trở lại.

B. Sai

5. Nữ Bí thư Huyện ủy chỉ huy 50 chiến sĩ xung kích và 300 dân làng tiến đánh quận Vũng Liêm trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là ai?

A. Bà Hà Thị Lan

Câu trả lời đúng là đáp án A: Bà Hà Thị Lan (1909-1992) Tỉnh ủy viên Vĩnh Long, Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm, chỉ huy khởi nghĩa Nam Kỳ tại Vũng Liêm.Bà Hà Thị Lan hay còn gọi là Nguyễn Thị Hồng đã trực tiếp chỉ huy 50 chiến sĩ xung kích và 300 dân làng tiến đánh quận Vũng Liêm. Kết thúc trận đánh, ta thu toàn bộ súng đạn, lập Chính quyền cách mạng và Tòa án cách mạng.

B. Bà Ngô Thị Huệ

C. Bà Nguyễn Thị Thập

6. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được đồng chí nào sau đây treo ngay trên nóc trại lính?

A. Bà Ngô Thị Huệ

B. Phạm Văn Ba và Nguyễn Ngọc Yến

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được đồng chí Phạm Văn Ba (quận ủy viên tại địa bàn Vũng Liêm) và Nguyễn Ngọc Yến treo ngay trên nóc trại lính, phấp phới bay trong tiếng hò reo và cũng là lần đầu tiên nghĩa quân cùng nhân dân Vũng Liêm nhìn thấy lá cờ của Tổ quốc.Cùng thời điểm trên, khoảng 100 nghĩa quân- phần lớn là thanh niên do đồng chí Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) chỉ huy- đã đánh chiếm Bắc Nước Xoáy trên sông Măng Thít. Sau đó, nghĩa quân vượt qua sông phía quận Tam Bình, gặp các nghĩa quân do đồng chí Quảng Trọng Hoàng chỉ huy, đã cùng phối hợp phá đồn lấy súng, hoàn thành nhiệm vụ mũi thứ hai.Cuộc khởi nghĩa tại quận Vũng Liêm đạt được kết quả đầy mong muốn, là do sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Ban Khởi nghĩa của Tỉnh ủy Vĩnh Long và Huyện ủy Vũng Liêm. Từ sự chỉ đạo chặt chẽ đó, phát huy yếu tố bất ngờ, huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân và đi đến làm ta rã toàn bộ hệ thống thống trị của chính quyền bù nhìn thực dân Pháp từ quận đến làng xã. Yếu tố huy động nhân dân và phát huy sức mạnh của nhân dân, là điểm cơ bản đáp ứng cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại quận Vũng Liêm đi đến thắng lợi hoàn toàn.

C. Phan Văn Hòa (tức Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

D. Bà Nguyễn Thị Thập

7. Nữ tướng nào bị Pháp xử bắn tại sân bay Cần Giuộc và có câu nói nổi tiếng: “Đồng bào hãy tiếp tục đấu tranh đánh đế quốc Pháp giành lại độc lập dân tộc. Kỳ này khởi nghĩa thất bại, kỳ sau nhất định thành công"

A. Bà Nguyễn Thị Thập

B. Ngô Thị Huệ

C. Nguyễn Thị Bảy

Câu trả lời đúng là đáp án C: Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Bảy (1912-1941), Tỉnh ủy viên Tỉnh Chợ Lớn, Bí thư Huyện ủy Cần Giuộc, chỉ huy khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cần Giuộc (Long An).Bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mồ côi mẹ, làm nghề đốn củi ở Rừng Sác để kiếm sống. Bà lập gia đình với người đàn ông tên Ớt, cũng là người đốn củi ở Rừng Sác. Cả hai đều tham gia cách mạng và được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong công tác, bà luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đã được tín nhiệm vào công tác tại Quận ủy Cần Giuộc, Tỉnh ủy Chợ Lớn. Khi chuẩn bị khởi nghĩa, bà được phân công chỉ đạo các lực lượng cách mạng ở 3 xã: Phước Lai, Long Đức Đông, Long Hậu Tây. Lực lượng khởi nghĩa đã sẵn sàng, đến thời giờ khởi nghĩa bắt đầu, lực lượng cách mạng do Bà lãnh đạo đã xông vào chiếm đồn, lấy súng, phá tề, lập chính quyền cách mạng, đến ngày 26/11, lực lượng của ta đã làm chủ được tình hình.Nhưng đến ngày 27/11 thì Pháp đưa lính lê dương xuống đàn áp, đốt nhà, bắt người, giết dân. Lực lượng du kích đã chống trả suốt 15 ngày nhưng sau đó phải rút về Rừng Sác để bảo tồn lực lượng. Ngày 26/12/1940, trong lúc đi công tác về đến bến đò Rạch Dừa, Bà đã bị giặc bắt và tra khảo rất dã man nhưng không khai thác được tin tức gì và Bà bị tòa án quân sự kết án tử hình. Đến ngày 5/4/4941, Pháp đã xử bắn Bà tại sân banh Cần Giuộc. Trước lúc mất, Bà đã nói với đồng bào Cần Giuộc “Đồng bào hãy tiếp tục đấu tranh đánh đế quốc Pháp giành lại độc lập dân tộc. Kỳ này khởi nghĩa thất bại, kỳ sau nhất định thành công”.

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/nu-tuong-nao-noi-tieng-trong-khoi-nghia-nam-ky-1754006.tpo