Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/10

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 20/10.

Nhận định chứng khoán 20/10: VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ 1.060 – 1.065 điểm

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu FRT

Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) nâng giá mục tiêu cho CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) thêm 16% và duy trì khuyến nghị khả quan.

Do VCSC có quan điểm thận trọng hơn đối với việc FPT Shop phục hồi lợi nhuận, nên chúng tôi điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự kiến cho năm 2023 và 2024 từ -40 tỷ đồng và 247 tỷ đồng xuống lần lượt -305 tỷ đồng và 25 tỷ đồng, đồng thời giảm 23% dự báo lợi nhuận sau thuế tổng hợp giai đoạn 2025-2027.

VCSC nâng giá mục tiêu cho CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) thêm 16% (Ảnh minh họa: KT)

VCSC nâng giá mục tiêu cho CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) thêm 16% (Ảnh minh họa: KT)

Mặc dù dự báo lợi nhuận giảm, VCSC vẫn tăng giá mục tiêu do định giá cho Long Châu (LC) tăng 10% và định giá cho FPT Shop tăng từ 29 triệu USD lên 58 triệu USD; những diễn biến này lần lượt đóng góp 10 điểm % và 6 điểm % vào giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi.

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu MWG

Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) tăng giá mục tiêu cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) thêm 12% nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ mua xuống khả quan do giá cổ phiếu đã tăng ~30% trong 4 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi được thúc đẩy bởi việc chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận sau thuế cho Bách Hóa Xanh (BHX) trong giai đoạn 2023-32 thêm 76%, tương ứng với doanh thu/cửa hàng tăng mạnh hơn dự kiến trong 7 tháng đầu năm 2023. Trong khi đó, VCSC giảm dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2023 - 2027 của Thế Giới Di Động & Điện Máy Xanh (TGDĐ & ĐMX) thêm 14% do biên lợi nhuận thấp hơn dự kiến trong Quý 2/2023. VCSC giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 của MWG thêm 27% nhưng tăng dự báo năm 2024 - 2025 thêm 4%/1%.

Chất lượng tài sản của VPB cải thiện nhờ Fecredit

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), chất lượng tài sản có sự cải thiện nhờ FEcredit - Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất đạt 5.74% (-1.7 ppts so với quý trước) trong đó nợ nhóm 4 và 5 đều giảm mạnh lần lượt 54bps và 101bps so với quý trước. Trong kì, VPB tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, đạt 5,867 tỷ VND, tương đương với 4 quý trước đó. Tuy nhiên, chất lượng tài sản của ngân hàng mẹ vẫn chưa có sự cải thiện rõ ràng với NPL đạt 3.96%, tăng 8bps so với quý trước, chủ yếu ở nợ nhóm 4 tăng 31bps so với quý trước. Trong khi đó, tỷ lệ nợ nhóm 2 dù đã giảm so với 2 quý, tuy nhiên, vẫn duy trì ở mức cao, đạt 7,59%. Cùng với đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 39,37%, khiến tạo áp lực trích lập dự phòng trong phần còn lại của năm cũng như năm 2024 tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trong khi đó, chất lượng tài sản của FEcredit được cải thiện mạnh mẽ với tỷ lệ NPL ước tính đạt 18,98%, giảm 9.39 ppts so với quý trước. Trong đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều giảm mạnh lần lượt 3.84 ppts so với quý trước và 6,02 ppts so với quý trước. Theo quan sát của KBSV, có khoảng hơn 4.000 tỷ đồng đã được tất toán trong kỳ này.

Xuất khẩu tôm phục hồi, FMC có quý lãi cao nhất trong hơn 1 năm

Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý 3/2023, doanh thu thuần gần 1.800 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Giai đoạn này, nhu cầu đã hồi phục rõ rệt, với sản lượng tiêu thụ quý 3 của FMC đạt 6,739 tấn, gấp đôi quý trước. Tuy nhiên, lãi gộp giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 184 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ do giá bán đầu ra chưa hồi phục. Trong kỳ này, chi phí bán hàng giảm mạnh tương ứng 27% xuống 67 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí vận chuyển giảm mạnh. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 25% xuống 18 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh lên 32 tỷ đồng, trong đó 12 tỷ đồng đến từ lỗ tỷ giá.

Xuất khẩu tôm phục hồi, FMC có quý lãi cao nhất trong hơn 1 năm (Ảnh minh họa: KT)

Xuất khẩu tôm phục hồi, FMC có quý lãi cao nhất trong hơn 1 năm (Ảnh minh họa: KT)

FMC lãi ròng gần 82 tỷ đồng trong Quý 3/2023, tăng 6% so với cùng kỳ và là mức lãi cao nhất kể từ Quý 2/2022. Theo FMC, việc công ty con Khang An có lãi cũng góp phần vào kết quả tăng trưởng. Cụ thể, trong Quý 3/2023, Khang An đã có lãi 7,76 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 20.70 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, ông lớn ngành tôm ghi nhận doanh thu thuần 3.835 tỷ đồng và lãi ròng 194 tỷ đồng, giảm 15% và 16% so với cùng kỳ. Với kết quả này, FMC chỉ mới thực hiện được 54% kế hoạch lợi nhuận năm 2023.

Doanh nghiệp phân bón thi nhau báo lãi lớn

Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, nhiều doanh nghiệp phân bón công bố lợi nhuận quý III gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước.

Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) công bố báo cáo tài chính Quý III với doanh thu 811 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 11% lên 13,8%. Chi phí bán hàng tăng từ 22 tỷ đồng lên 35,5 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 28,7 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh thu tăng 19% lên 2.891 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 41% lên 94,2 tỷ đồng. Công ty thực hiện được 92% mục tiêu doanh thu và 98% mục tiêu lợi nhuận trước thuế.

Tương tự, Công ty cổ phần Phân bón miền Nam (HoSE: SFG) công bố doanh thu quý III đạt 421 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước; song lợi nhuận sau thuế 19 tỷ đồng, gấp 8,3 lần quý III/2022. Quý IV, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu tăng 59% lên 380 tỷ đồng và chuyển lỗ 10 tỷ đồng thành lãi 15 tỷ đồng.

Công ty con của Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) là Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (HNX: PSE) ghi nhận doanh thu quý vừa qua giảm 10% xuống 932 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng tăng 85% lên 4,2 tỷ đồng. Nguyên nhân là nhờ khoản lãi khác 5,6 tỷ đồng, gấp 2,2 lần quý III/2022. 9 tháng, PSE đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu, lãi ròng 10 tỷ đồng; lần lượt giảm 21% và 55% so với cùng kỳ năm trước. Công ty mới thực hiện khoảng 57% mục tiêu doanh thu và lãi sau thuế cả năm.

Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) thông báo tổng doanh thu tăng 18% lên 2.733 tỷ đồng, lãi trước thuế hợp nhất gấp 12,5 lần lên 86 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu 6.447 tỷ đồng, giảm 5%; lãi 128 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, chủ thương hiệu phân bón Đầu Trâu thực hiện được 87% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm.

2 "ông lớn" ngành gồm Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) và Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) chưa công bố báo cáo tài chính Quý III. Đa phần các công ty chứng khoán đều nhận định lợi nhuận sẽ cải thiện so với các quý nửa đầu năm nhờ giá urê phục hồi. Các doanh nghiệp phân bón báo lãi tăng mạnh quý III nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện. Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, sản lượng tiêu thụ trong quý tăng 43.319 tấn, tương đương tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Phân bón Bình Điền thông tin sản lượng tiêu thụ quý III ước đạt 191.691 tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.

Diệp Diệp/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/thi-truong/chung-khoan/mot-so-co-phieu-can-quan-tam-ngay-2010-post1053738.vov