Không được xem cặp vợ chồng 'tình phộc', lễ hội Trò Trám vẫn đông nghẹt

Lễ hội Trò Trám (còn gọi là Lễ hội Linh tinh tình phộc) là một trong những lễ hội độc đáo được người dân trân trọng, gìn giữ, nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực, phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp.

Tối 20/2 (tức 11 tháng Giêng), theo ghi nhận của PV, hàng ngàn người dân ở nhiều nơi đã đổ về miếu Trò, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - nơi tổ chức Lễ hội Trò Trám.

Tối 20/2 (tức 11 tháng Giêng), theo ghi nhận của PV, hàng ngàn người dân ở nhiều nơi đã đổ về miếu Trò, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - nơi tổ chức Lễ hội Trò Trám.

Từ 22h đêm, các hoạt động trình diễn cổ truyền được bắt đầu. Người dân trong các trang phục sặc sỡ, truyền thống sẽ diễn trò "Tứ dân chi nghiệp" hay còn gọi là "Bách nghệ trình làng" (Ảnh: Tùng Vy).

Từ 22h đêm, các hoạt động trình diễn cổ truyền được bắt đầu. Người dân trong các trang phục sặc sỡ, truyền thống sẽ diễn trò "Tứ dân chi nghiệp" hay còn gọi là "Bách nghệ trình làng" (Ảnh: Tùng Vy).

Đây là một loại hình diễn xướng dân gian cổ truyền, miêu tả một cách dân dã những ngành nghề trong xã hội xưa như: Sĩ, nông, công, thương...

Đây là một loại hình diễn xướng dân gian cổ truyền, miêu tả một cách dân dã những ngành nghề trong xã hội xưa như: Sĩ, nông, công, thương...

Các trò đi cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua - bán Xuân, dạy học... được trình diễn sinh động, hấp dẫn bởi các diễn viên không chuyên.

Các trò đi cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua - bán Xuân, dạy học... được trình diễn sinh động, hấp dẫn bởi các diễn viên không chuyên.

Diễn trò "Tứ dân chi nghiệp" là một trong những nội dung độc đáo của Lễ hội Trò Trám, mang lại nhiều tiếng cười cho người dân và du khách.

Diễn trò "Tứ dân chi nghiệp" là một trong những nội dung độc đáo của Lễ hội Trò Trám, mang lại nhiều tiếng cười cho người dân và du khách.

23h đêm 11 tháng Giêng, nghi lễ tế lễ của các cụ cao niên trong làng bắt đầu. Khác với không khí sôi động của phần hội trước đó, nghi lễ này diễn ra trang nghiêm, thành kính, theo đúng nghi thức cổ truyền.

23h đêm 11 tháng Giêng, nghi lễ tế lễ của các cụ cao niên trong làng bắt đầu. Khác với không khí sôi động của phần hội trước đó, nghi lễ này diễn ra trang nghiêm, thành kính, theo đúng nghi thức cổ truyền.

Các cụ cao niên mặc đồ tế truyền thống, đầu đội mũ mão, chân mang hài thêu chỉ ngũ sắc cung kính dâng lễ vật là hương hoa, trà quả... và đọc bài tế lên các bậc thần linh.

Các cụ cao niên mặc đồ tế truyền thống, đầu đội mũ mão, chân mang hài thêu chỉ ngũ sắc cung kính dâng lễ vật là hương hoa, trà quả... và đọc bài tế lên các bậc thần linh.

Tiếp đó, đến Lễ Mật, vào khoảnh khắc giao thời giữa ngày 11 sang ngày 12 âm lịch, chủ từ xin âm dương để lấy linh vật "Nõ" (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam) - Nường (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ) để đôi trai gái cầm và thực hiện nghi thức "tình phộc" trong Lễ Mật (Ảnh chụp 2023).

Tiếp đó, đến Lễ Mật, vào khoảnh khắc giao thời giữa ngày 11 sang ngày 12 âm lịch, chủ từ xin âm dương để lấy linh vật "Nõ" (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam) - Nường (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ) để đôi trai gái cầm và thực hiện nghi thức "tình phộc" trong Lễ Mật (Ảnh chụp 2023).

Nghi thức Lễ Mật năm nay tiếp tục được giao cho vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990). Đây là lần thứ 9 vợ chồng anh Chiến được lựa chọn thực hiện nghi thức này.

Nghi thức Lễ Mật năm nay tiếp tục được giao cho vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990). Đây là lần thứ 9 vợ chồng anh Chiến được lựa chọn thực hiện nghi thức này.

"Tuy nhiên, Lễ Mật năm nay có một số thay đổi so với năm 2023. Năm nay sẽ chỉ có người nam, nữ đã được lựa chọn thực hiện nghi thức và cụ từ ở trong miếu", ông Nguyễn Hữu Thủy, Chủ tịch UBND xã Tứ Xã cho biết.

"Tuy nhiên, Lễ Mật năm nay có một số thay đổi so với năm 2023. Năm nay sẽ chỉ có người nam, nữ đã được lựa chọn thực hiện nghi thức và cụ từ ở trong miếu", ông Nguyễn Hữu Thủy, Chủ tịch UBND xã Tứ Xã cho biết.

Anh Nguyễn Văn Hinh (34 tuổi, ở Hà Nội) cho biết: Tôi từ Hà Nội lên chờ đến nửa đêm mà không được trực tiếp xem Lễ Mật cũng có đôi chút thất vọng".

Anh Nguyễn Văn Hinh (34 tuổi, ở Hà Nội) cho biết: Tôi từ Hà Nội lên chờ đến nửa đêm mà không được trực tiếp xem Lễ Mật cũng có đôi chút thất vọng".

Ngay sau khi nghi thức Lễ Mật, cả người già người trẻ, đàn ông, đàn bà trải chiếu tại sân miếu Trò cùng nhau ăn uống một cách vui vẻ.

Ngay sau khi nghi thức Lễ Mật, cả người già người trẻ, đàn ông, đàn bà trải chiếu tại sân miếu Trò cùng nhau ăn uống một cách vui vẻ.

Anh Tâm

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/khong-duoc-xem-cap-vo-chong-tinh-phoc-le-hoi-tro-tram-van-thu-hut-nghin-nguoi-192240221101712193.htm