Khách quốc tế tham quan đền vua Đinh, ngắm cặp long sàng là bảo vật quốc gia

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng vào thế kỷ 17, hiện còn cặp long sàng bằng đá được công nhận bảo vật quốc gia. Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, có rất đông du khách quốc tế đã về đây tham quan, lắng nghe về lịch sử ngôi đền.

Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là di tích có tầm quan trọng đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Ảnh: Đình Minh

Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng là di tích có tầm quan trọng đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Ảnh: Đình Minh

Ngôi đền là điểm dừng chân ưa thích của hàng triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Ảnh: Đình Minh

Ngôi đền là điểm dừng chân ưa thích của hàng triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Ảnh: Đình Minh

Giữa bình phong và Ngọ môn quan trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có một long sàng bằng đá được chạm hình rồng sinh động. Ảnh: Đình Minh

Giữa bình phong và Ngọ môn quan trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có một long sàng bằng đá được chạm hình rồng sinh động. Ảnh: Đình Minh

Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Từ Ngọ môn quan đi qua một khoảng sân ngắn là đến Nghi môn (cổng trong). Ảnh: Đình Minh

Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Từ Ngọ môn quan đi qua một khoảng sân ngắn là đến Nghi môn (cổng trong). Ảnh: Đình Minh

Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, có rất đông các đoàn khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới trở về đây để tham quan. Trong hình là một hướng dẫn viên du lịch đang thuyết minh về di tích lịch sử đền vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Đình Minh

Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, có rất đông các đoàn khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới trở về đây để tham quan. Trong hình là một hướng dẫn viên du lịch đang thuyết minh về di tích lịch sử đền vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Đình Minh

Án ngữ ở sân đền là mặt long sàng thể hiện một hình tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc Việt Nam, đó là rồng mang bàn tay phụ nữ. Ảnh: Đình Minh.

Án ngữ ở sân đền là mặt long sàng thể hiện một hình tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc Việt Nam, đó là rồng mang bàn tay phụ nữ. Ảnh: Đình Minh.

Chiếc long sàng này cùng long sàng trước Ngọ môn quan của đền đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Đình Minh

Chiếc long sàng này cùng long sàng trước Ngọ môn quan của đền đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Đình Minh

Từ sân rồng bước lên là khu đền thờ chính. Đây là một kiến trúc gồm Bái đường có 5 gian, tiếp đến là Thiêu hương với kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Ảnh: Đình Minh

Từ sân rồng bước lên là khu đền thờ chính. Đây là một kiến trúc gồm Bái đường có 5 gian, tiếp đến là Thiêu hương với kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Ðinh. Ảnh: Đình Minh

Hết tòa Thiêu hương là chính cung có 5 gian, nơi thờ vua Ðinh và các con. Ảnh: Đình Minh

Hết tòa Thiêu hương là chính cung có 5 gian, nơi thờ vua Ðinh và các con. Ảnh: Đình Minh

Du khách quốc tế thích thú trải nghiệm văn hóa địa phương cũng như tìm hiểu về lịch sử cố đô Hoa Lư.

Du khách quốc tế thích thú trải nghiệm văn hóa địa phương cũng như tìm hiểu về lịch sử cố đô Hoa Lư.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/khach-quoc-te-tham-quan-den-vua-dinh-ngam-cap-long-sang-la-bao-vat-quoc-gia-10273697.html