Hồng quân Liên Xô sợ nhất vũ khí nào của phát xít Đức? (P2)

Những loại vũ khí của quân đội phát xít Đức đã gây ra 'hoảng loạn' cho Hồng quân Liên Xô; mặc dù vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, những vũ khí này đã bị khắc chế. Cùng điểm qua 5 vũ khí gây tổn thất và nỗi sợ hãi nhiều nhất cho phía Hồng quân Liên Xô.

Xe tăng Tiger III và Tiger IV: Mặc dù thực tế là đã trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, những chiếc xe tăng Đức này kém hơn về chất lượng chiến đấu so với các loại xe tăng mới của Liên Xô là T-34 và KV-1.

Xe tăng Tiger III và Tiger IV: Mặc dù thực tế là đã trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, những chiếc xe tăng Đức này kém hơn về chất lượng chiến đấu so với các loại xe tăng mới của Liên Xô là T-34 và KV-1.

Tuy nhiên, ngoài các trận đấu xe tăng, xe tăng Tiger III và Tiger IV là vũ khí hiệu quả, phương tiện chính trong đột phá chiến lược của quân Đức. Đặc biệt chiến thuật sử dụng xe tăng của quân đội Đức đã đạt đỉnh cao khi đó.

Tuy nhiên, ngoài các trận đấu xe tăng, xe tăng Tiger III và Tiger IV là vũ khí hiệu quả, phương tiện chính trong đột phá chiến lược của quân Đức. Đặc biệt chiến thuật sử dụng xe tăng của quân đội Đức đã đạt đỉnh cao khi đó.

Biên cạnh đó là sự thiếu hụt xe tăng hạng trung và hạng nặng của Hồng quân trong năm đầu tiên của cuộc chiến; do vậy những chiếc xe bọc thép hạng trung này của Đức thường tỏ ra chiếm ưu thế trên chiến trường, do có số lượng vượt trội.

Biên cạnh đó là sự thiếu hụt xe tăng hạng trung và hạng nặng của Hồng quân trong năm đầu tiên của cuộc chiến; do vậy những chiếc xe bọc thép hạng trung này của Đức thường tỏ ra chiếm ưu thế trên chiến trường, do có số lượng vượt trội.

Quân Đức sử dụng xe tăng Tiger III và Tiger IV chủ yếu để đột phá vào các điểm tựa phòng ngự của Hồng quân, do bộ binh Liên Xô không có đủ vũ khí chống tăng vào thời điểm đó. Những khẩu súng trường chống tăng, cũng chỉ mới đưa vào chiến đấu năm 1942, nhưng không còn hiệu quả để chống lại những chiếc xe tăng Đức này.

Quân Đức sử dụng xe tăng Tiger III và Tiger IV chủ yếu để đột phá vào các điểm tựa phòng ngự của Hồng quân, do bộ binh Liên Xô không có đủ vũ khí chống tăng vào thời điểm đó. Những khẩu súng trường chống tăng, cũng chỉ mới đưa vào chiến đấu năm 1942, nhưng không còn hiệu quả để chống lại những chiếc xe tăng Đức này.

Không có gì ngạc nhiên khi thiếu vũ khí chống tăng, nên các binh sĩ Liên Xô đã mắc hội chứng tâm lý gọi là “Nỗi sợ xe tăng”, vốn liên tục được nhắc đến trong các tài liệu của quân đội những năm 1941-1943.

Không có gì ngạc nhiên khi thiếu vũ khí chống tăng, nên các binh sĩ Liên Xô đã mắc hội chứng tâm lý gọi là “Nỗi sợ xe tăng”, vốn liên tục được nhắc đến trong các tài liệu của quân đội những năm 1941-1943.

Chỉ khi Hồng quân Liên Xô đưa vào trang bị nhiều loại pháo chống tăng từ mùa hè năm 1943, mới giúp giải quyết vấn đề này. Cũng vào thời điểm đó, ưu thế về số lượng xe tăng hạng trung của Hồng quân đã vượt quân đội Đức.

Chỉ khi Hồng quân Liên Xô đưa vào trang bị nhiều loại pháo chống tăng từ mùa hè năm 1943, mới giúp giải quyết vấn đề này. Cũng vào thời điểm đó, ưu thế về số lượng xe tăng hạng trung của Hồng quân đã vượt quân đội Đức.

Lựu pháo hạng nặng sFH 150 mm: Nỗi sợ hãi về loại vũ khí này có từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi quân đội Nga thường xuyên thiếu pháo hạng nặng. Trong các cuộc tấn công năm 1915, quân Đức hiếm khi sử dụng các cuộc tấn công trực tiếp vào các vị trí của Nga.

Lựu pháo hạng nặng sFH 150 mm: Nỗi sợ hãi về loại vũ khí này có từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi quân đội Nga thường xuyên thiếu pháo hạng nặng. Trong các cuộc tấn công năm 1915, quân Đức hiếm khi sử dụng các cuộc tấn công trực tiếp vào các vị trí của Nga.

Lúc đầu, quân đội Đức thực hành màn hỏa lực bằng những khẩu pháo cỡ lớn này trong thời gian rất dài. Hơn nữa, pháo binh Nga lại thiếu đạn pháo, nên không đáp trả được và phải chịu rút lui. Tiếng đạn bay và tiếng nổ của đạn pháo150 mm có âm thanh đặc trưng, gây tâm lý khiếp sợ, nhất là với binh lính mới.

Lúc đầu, quân đội Đức thực hành màn hỏa lực bằng những khẩu pháo cỡ lớn này trong thời gian rất dài. Hơn nữa, pháo binh Nga lại thiếu đạn pháo, nên không đáp trả được và phải chịu rút lui. Tiếng đạn bay và tiếng nổ của đạn pháo150 mm có âm thanh đặc trưng, gây tâm lý khiếp sợ, nhất là với binh lính mới.

Vào mùa hè năm 1941, lịch sử phần lớn lặp lại của Thế chiến I. Sau khi hầu hết pháo binh của các vùng giáp biên giới Liên Xô bị mất trong các đợt tấn công chớp nhoáng của quân Đức; Hồng quân cũng tạm thời không có vũ khí hạng nặng khi đấu pháo với các loại pháo 150 mm của Đức bắn từ xa.

Vào mùa hè năm 1941, lịch sử phần lớn lặp lại của Thế chiến I. Sau khi hầu hết pháo binh của các vùng giáp biên giới Liên Xô bị mất trong các đợt tấn công chớp nhoáng của quân Đức; Hồng quân cũng tạm thời không có vũ khí hạng nặng khi đấu pháo với các loại pháo 150 mm của Đức bắn từ xa.

Các cuộc pháo kích của quân Đức có thể được tiến hành ở khoảng cách lên tới 13 km. Tuy nhiên, những khẩu pháo này lại có một nhược điểm đáng kể; trong Trận chiến ở cửa ngõ Mátxcơva, ở nhiệt độ âm 20 độ, dầu ở trong bộ phận hãm lùi, đẩy lên và cân bằng của pháo bị đông cứng. Kết quả là số pháo này không hoạt động được, dẫn đến sự thất bại đầu tiên của quân đội Đức.

Các cuộc pháo kích của quân Đức có thể được tiến hành ở khoảng cách lên tới 13 km. Tuy nhiên, những khẩu pháo này lại có một nhược điểm đáng kể; trong Trận chiến ở cửa ngõ Mátxcơva, ở nhiệt độ âm 20 độ, dầu ở trong bộ phận hãm lùi, đẩy lên và cân bằng của pháo bị đông cứng. Kết quả là số pháo này không hoạt động được, dẫn đến sự thất bại đầu tiên của quân đội Đức.

Súng tiểu liên 9 mm MP-40 : Súng tiểu liên 9mm MP-40, được gọi không chính xác là Schmeisser (do Hugo Schmeisser là người chế tạo ra khẩu súng tiểu liên đầu tiên của quân đội Đức vào năm 1918); trên thực tế, chỉ các đơn vị bộ binh cơ giới của Đức mới được trang bị MP-40.

Súng tiểu liên 9 mm MP-40 : Súng tiểu liên 9mm MP-40, được gọi không chính xác là Schmeisser (do Hugo Schmeisser là người chế tạo ra khẩu súng tiểu liên đầu tiên của quân đội Đức vào năm 1918); trên thực tế, chỉ các đơn vị bộ binh cơ giới của Đức mới được trang bị MP-40.

Mặc dù vậy, những người lính Liên Xô có ấn tượng rằng, mọi người lính Đức đều được trang bị một khẩu súng tiểu liên như vậy. Ấn tượng này đã di chuyển vào văn học và điện ảnh.

Mặc dù vậy, những người lính Liên Xô có ấn tượng rằng, mọi người lính Đức đều được trang bị một khẩu súng tiểu liên như vậy. Ấn tượng này đã di chuyển vào văn học và điện ảnh.

Một nghịch lý là ngay từ đầu cuộc chiến, Hồng quân có nhiều vũ khí tự động hơn quân đội Đức, và về sau sự mất cân bằng này càng tăng thêm. Nhưng loại vũ khí này được phân bổ khá đồng đều trong Hồng quân, còn quân Đức sử dụng nó một cách tập trung.

Một nghịch lý là ngay từ đầu cuộc chiến, Hồng quân có nhiều vũ khí tự động hơn quân đội Đức, và về sau sự mất cân bằng này càng tăng thêm. Nhưng loại vũ khí này được phân bổ khá đồng đều trong Hồng quân, còn quân Đức sử dụng nó một cách tập trung.

Ngoài ra, đạn 9 ly về sức công phá của nó vượt trội hơn hẳn so với đạn PPSh 7,62 mm, và bản thân súng tiểu liên của Đức nhờ cơ chế tiếp đạn bằng hộp dài, nên đã tiện lợi hơn khi sử dụng. Chính vì vậy, người ta đã nảy sinh ý kiến về sự vượt trội của bộ binh Đức so với Liên Xô về hỏa lực súng bộ binh cầm tay.

Ngoài ra, đạn 9 ly về sức công phá của nó vượt trội hơn hẳn so với đạn PPSh 7,62 mm, và bản thân súng tiểu liên của Đức nhờ cơ chế tiếp đạn bằng hộp dài, nên đã tiện lợi hơn khi sử dụng. Chính vì vậy, người ta đã nảy sinh ý kiến về sự vượt trội của bộ binh Đức so với Liên Xô về hỏa lực súng bộ binh cầm tay.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hong-quan-lien-xo-so-nhat-vu-khi-nao-cua-phat-xit-duc-p2-1609349.html