Dưa cà muối ngon nhưng ai nên thận trọng khi ăn

Dưa cà muối là món được nhiều người yêu thích vì dễ ăn, kích thích ngon miệng. Tuy nhiên, món ăn này có thể gây ngộ độc nếu sử dụng, bảo quản sai cách.

Một tác dụng phổ biến nhất của món dưa, cà muối:

Tăng cường miễn dịch
Phòng chống ung thư
Bảo vệ dạ dày và các cơ quan tiêu hóa

Dưa cà muối đúng cách là thức ăn tốt, hợp vệ sinh vì lên men chua là phương pháp bảo quản thức ăn cổ điển, đơn giản và có cơ sở khoa học. Ăn dưa, cà muối đúng cách cơ thể còn được bổ sung thêm các lợi khuẩn và hệ thống miễn dịch được tăng cường.

Loại vi khuẩn tiềm ẩn có thể mắc do ăn dưa cà muối:

Clostridium botulinum
E. Coli
Salmonella

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), độc tố botulinum được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.

Nguy cơ ngộ độc botulinum khi ăn dưa cà muối xảy ra khi:

Thực phẩm hết chua
Bảo quản trong môi trường yếm khí
Cả 2 đáp án trên

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo thực phẩm lên men cần đảm bảo phải có độ chua, mặn để phòng ngừa ngộ độc do nhiễm botulinum. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn. Ngoài ra, cà muối, dưa muối hay bất kỳ loại thực phẩm muối chua nào nếu không được chế biến cẩn thận, trong môi trường kín khí đều có thể gây ra độc tố.

Cách muối dưa nào có thể gây hại sức khỏe?

Muối với nước ấm
Muối với nước lạnh
Muối xổi

Cách muối xổi do thời gian muối quá ngắn, môi trường không đủ độ axit để kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại. Ngoài ra, dưa cà muối xổi vẫn còn vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, ăn vào thường có hại cho sức khỏe.

Không nên đựng dưa cà muối trong dụng cụ nào?

Thùng/bình đựng inox
Thùng/bình đựng bằng thủy tinh
Thùng sơn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa, khuyến cáo người dân không mua dưa, cà muối được đựng trong các thùng sơn. Trong thùng sơn còn lưu lại các chất phụ gia, tạo màu, dung môi từ sơn. Đặc biệt, trong đó có chứa những đơn chất là monome. Chất này hoàn toàn có thể hòa tan được trong nước dưa. Khi chúng ta ăn, monome sẽ hòa tan trong máu, vào tế bào và gây ung thư.

Nhìn bằng mắt thường, dấu hiệu dưa cà muối có thể gây độc:

Nổi váng trắng
Nổi váng vàng, đen
Nổi váng xanh

Theo PGS Thịnh, khi dưa hoặc cà mới bị mốc nổi váng trắng, người ta vẫn có thể hớt bỏ váng, dùng nước ấm đã đun sôi rửa sạch để ăn. Tuy nhiên, khi chúng đã bị nổi váng vàng hoặc nấm đen tức đã xuất hiện các vi nấm độc hại (thông thường có loại nấm aspergilus flavor). Vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố có tên là Aflatoxin - có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra một số chất độc hại khác.

Ăn nhiều dưa cà muối tăng nguy cơ mắc bệnh gì?

Ho
Viêm loét dạ dày
Táo bón

Dưa, cà muối có chứa chất chua, tức là axit vào dạ dày gây tăng dịch, nồng độ axit, gây viêm, sau đó là loét dạ dày. Tuy nhiên, quá trình này chỉ xảy ra khi chúng ta ăn dưa cà muối trong thời gian dài với số lượng lớn, còn ăn ít sẽ không sao.

Người mắc bệnh này cần tránh xa dưa cà muối:

Cao huyết áp
Suy thận
Đau dạ dày
Tất cả bệnh trên

Do dưa cà muốn lên men phải dùng nhiều muối, món này khá mặn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao huyết áp. Người bị suy thận cũng phải hạn chế các món mặn, trong có có dưa cà muối. Món ăn này cũng gây kích thích tại vùng thượng vị, gây hại dạ dày.

Phương Mai

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/mon-an-kem-ngon-mieng-nhung-de-gay-ngo-doc-post1471707.html